Cây cối luôn được biết đến với khả năng lọc không khí thần kỳ, “hít” CO2 và “thở ra” O2, và được mệnh danh là một trong những vũ khí lợi hại nhất của nhân loại trong cuộc chiến chống tình trạng ấm lên toàn cầu.
Tuy nhiên, nhóm chuyên gia Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy cát và thực vật sống nơi khô nóng có thể đảm nhiệm tốt nhiệm vụ hấp thu CO2.
Khác với thực vật, các bụi cây của thảm sinh thái khô cằn cất trữ CO2 trong đất giàu vi sinh vật quanh rễ.
Các chuyên gia đã rút ra kết luận trên khi theo dõi phản ứng của sa mạc Mojave trước hàm lượng khí CO2 gia tăng trong không khí, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Climate Change.
Họ dự đoán rằng cùng với sự gia tăng CO2, các sa mạc nhiều khả năng sẽ hấp thu một phần lớn khí thải này, và đến năm 2015, hệ sinh thái khô cằn có thể hút từ 15 đến 28% lượng CO2 trên các bề mặt của Trái đất.
Phi Yến
>> Thử nghiệm nhiên liệu sinh học từ thực vật sa mạc
>> Hồ nước ngọt sa mạc Trung Quốc dần biến mất
>> Khám phá sa mạc Gobi
>> CO2 làm tăng thảm thực vật
>> Biến CO2 thành nhiên liệu
Bình luận (0)