Ước tính khoảng 5 triệu người về dự giỗ Tổ
Khánh thành văn bia tại Khu tưởng niệm các vua Hùng ở tp.hcm
Lễ dâng hương sáng nay 9.4 (nhằm ngày 10 tháng 3 âm lịch), chính là lễ cuối cùng của lễ hội đền Hùng năm nay tại Phú Thọ.
Lễ rước kiệu về đền Hùng trong sáng 8.3 âm lịch - Ảnh: Quý Trung
Ảnh: Nguyễn Tuấn |
Không phải năm chẵn, Hội đền Hùng năm nay là hội lệ. Chính vì thế, các nghi lễ thờ cúng cũng đơn giản hơn. Số người tham dự hội lệ cũng không nhiều. “Năm nay là hội lệ nên không đông như năm chẵn. Tới ngày 7.4, chúng tôi ước tính có khoảng 3 triệu người về dự giỗ Tổ. So với những hội lệ khác thì không phải là cao. So với năm ngoái thì lượng khách năm nay không bằng, vì năm ngoái có vinh danh tín ngưỡng Hùng Vương. Tuy nhiên, ước tính có khoảng 5 triệu người về dự giỗ Tổ”, bà Nguyễn Thị Tuyết Chinh, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL nói.
|
Bà Chinh cũng cho biết năm nay vi phạm xảy ra trong khu vực di tích đã được xử phạt kiên quyết, thậm chí là xử phạt vi phạm hành chính. “Một hộ trông giữ xe nhưng chưa được ban tổ chức cho phép, thu 20.000 đồng/xe. Sau khi nhận được phản ánh, Ban tổ chức đã trục xuất hộ đó ra khỏi phạm vi di tích và xử phạt hành chính trên 7 triệu đồng”, bà Chinh nói.
Theo Ban tổ chức, hiện có hơn 200 học sinh, sinh viên tình nguyện làm nhiệm vụ bảo vệ vệ sinh môi trường, hướng dẫn du khách. Lễ rước kiệu năm nay được tổ chức kiểu xã hội hóa, khác với mọi năm. Các xã tham dự không được hỗ trợ toàn bộ tiền mà chỉ được hỗ trợ một phần. Lễ rước kiệu sáng 8.4 đã có 6 kiệu của 6 làng tham gia, mỗi kiệu được hỗ trợ khoảng 15 triệu đồng.
Vẫn phải giữ hội làng
GS Lê Hồng Lý, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa cho biết việc các làng rước kiệu lên đền Hùng là điều đã được làm nhiều năm. Ngoài rước kiệu lấy khước, lễ rước trông cũng rất đẹp. “Đám rước mùa xuân rất đẹp. Người dân có nhiều cái để nhìn, để xem. Cũng giống như ở hội Lim, người Nội Duệ vẫn rước kiệu ra Lim”, ông Lý nói.
Cũng theo ông Lý, khu đền Hùng có xu hướng tập trung. Chẳng hạn ở đó có nhiều đền nhỏ. Người dân các địa phương khác khi đến đó có thể xem được nhiều đền khác nhau, rất tiện hình dung về tổng thể. Tuy nhiên, điều này không hẳn là đã đủ. Chẳng hạn, khách hành hương có thể xem đền mẫu u Cơ ở đây, nhưng vẫn nên về Hạ Hòa để xem đền mẫu u Cơ. “Như kiểu xem mô hình Paris ở Nhật, nhưng vẫn nên đến tận Pháp để hiểu về Paris. Cái hay của đền Hùng là có thể xem nhiều thứ ở đó. Ông có thể xem toàn thể ở đó, nhưng muốn xem cái cụ thể thì lại về làng”, ông Lý phân tích.
Cũng chính vì làng, hội làng dịp giỗ Tổ quan trọng như vậy nên theo ông Lý rất cần giữ các hội làng để không bị xóa nhòa. “Vấn đề là đừng biến cái hội làng của họ thành hội đền Hùng. Làng đấy làm mùng ba, ông lại bảo tập trung tất cả để rước lên đền Hùng vào mùng mười thì không được. Còn việc góp giỗ tế Tổ thì tốt thôi”, GS Lý nói.
Khánh thành văn bia tại khu tưởng niệm các Vua Hùng ở TP.HCM Năm nay, Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương (10.3 âm lịch) tại Khu tưởng niệm các vua Hùng tại TP.HCM (P.Long Bình, Q.9) diễn ra trong hai ngày mùng 9 và mùng 10 tháng 3 năm Giáp Ngọ (nhằm ngày 8 và 9.4.2014). Các hoạt động chính gồm: Hội trại Tự hào nòi giống Tiên Rồng (lần thứ 6) với sự tham gia của 1.500 trại viên là đoàn viên, sinh viên, chiến sĩ thuộc 8 trường đại học, cao đẳng, quận huyện đoàn, đơn vị quân sự trên địa bàn thành phố; Hội sách do Công ty FAHASA thực hiện với 20.000 bản sách quốc văn và ngoại văn (giảm giá từ 10 đến 15%); Triển lãm ảnh 5 năm hoạt động Khu tưởng niệm các vua Hùng; Triển lãm nghệ thuật thư - họa Việt; Biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; Hội thi đẩy gậy cấp thành phố và các trò chơi dân gian... Riêng ngày chính lễ (mùng 10.3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ VN của TP.HCM sẽ tổ chức trọng thể Lễ khánh thành văn bia và khai mạc Lễ tế theo nghi thức cổ truyền. H.Đ.N |
Trinh Nguyễn
>> Tăng gần 200 chuyến xe buýt dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương
>> Hàng triệu lượt du khách tham dự Giỗ tổ Hùng Vương
>> Giỗ tổ Hùng Vương: Hệ ý thức đầu tiên của quốc gia dân tộc
>> Nhiều hoạt động hướng về Giỗ tổ Hùng Vương
>> Hàng triệu người về giỗ Tổ Hùng Vương
Bình luận (0)