|
Tại buổi góp ý, bà Huỳnh Thị Vang, đại diện UBND H.Củ Chi, cho rằng việc bổ sung "cơ quan" và "hộ gia đình" vào phạm vi điều chỉnh của dự án luật BVMT sửa đổi. Thực trạng hiện nay, nhận thức của đại bộ phận người dân xem việc tuân thủ các quy định pháp luật về BVMT là của doanh nghiệp còn cơ quan và hộ gia đình ít được chú ý đến. Tình trạng xả rác bừa bãi trong dân cư, tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ đan cài trong khu dân cư đang góp phần gây ô nhiễm môi trường.
Bà Vang cũng đánh giá dự thảo luật BVMT sửa đổi còn có quy định UBND cấp xã gồm tổ chức kiểm tra chấp hành pháp luật về BVMT của hộ gia đình, cá nhân; tổ chức đăng ký cam kết BVMT và kế hoạch BVMT là không khả thi, giao quá nhiều việc cho cấp xã trong khi nhân sự thực hiện phải có chuyên môn, am hiểu lĩnh vực môi trường.
Ngoài ra, đại diện UBND huyện Củ Chi cũng nêu ý kiến rằng dự thảo trên có quy định hạn chế địa điểm kinh doanh của một số ngành nghề gây ô nhiễm nhưng không quy định cụ thể quy mô công suất, ngành nghề và khoảng cách đảm bảo không có tác động xấu đến khu dân cư đối với từng ngành nghề. Theo Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM Nguyễn Văn Phước, 17 ngành nghề cấm hoạt động trong khu dân cư theo quy định hiện nay là chưa đủ, cần mở rộng thêm.
Theo GS Chu Phạm Ngọc Sơn (Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM) thì nhận định cần có hệ thống các trạm quan trắc môi trường, phòng thí nghiệm với các phương tiện, thiết bị hiện đại, đầy đủ, đồng bộ, cho phép đánh giá đúng hiện trạng môi trường.
Mai Vọng
>> Bắt quả tang công ty xả thải ra môi trường
>> Nhiều doanh nghiệp vi phạm bảo vệ môi trường
>> Đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường
>> Nguồn vốn ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường
>> Trồng cây bảo vệ môi trường
Bình luận (0)