Tại sao Việt Nam không nhượng lại quyền đăng cai ASIAD 18 cho Hong Kong?

19/04/2014 12:59 GMT+7

(TNO) Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nổi lên thành một địa điểm đăng cai Á vận hội (ASIAD) 18-2019 lý tưởng sau khi Việt Nam xin rút lui...

(TNO) Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nổi lên thành một địa điểm đăng cai Á vận hội (ASIAD) 18-2019 lý tưởng sau khi Việt Nam xin rút lui...

>> Tiền tổ chức ASIAD có thể lên đến 1 tỉ USD
>> 150 triệu USD tổ chức ASIAD 18 là con số phi thực tế
>> Giàu như Hàn Quốc và Nhật Bản cũng từng từ chối đăng cai ASIAD

 
Cơ sở hạ tầng của Hong Kong thuộc vào loại tốt nhất ở châu Á - Ảnh: AFP

Từ năm 2000 Hong Kong đã có ý định nghiêm túc về việc đăng cai các giải thi đấu lớn nhất của châu Á. Không chỉ có vậy, Hong Kong đã kiên trì theo đuổi kế hoạch “cú đúp”, tức là làm sao để được trúng thầu đăng cai tổ chức ít nhất hai giải thì đấu lớn, trong cùng một năm cụ thể, như chúng ta sẽ xem xét dưới đây:

Đấu thầu đăng cai Asian Games 2006 và Giải thế thao cho Người khuyết tật vùng Viễn Đông và Nam Thái Bình Dương (Far East and South Pacific Games 2006 - 2006 FESPIC Games)

Ngày 12.5.2000, Ủy ban Tài chính (Financial Committee - FC) thuộc Hội đồng Lập pháp Hong Kong (Hong Kong Legislative Council - LegCo) cho đăng công khai trên mạng chính thức của Hong Kong văn bản số FCR(2000-01)12, để xin ý kiến về việc Hong Kong đăng cai Á vận hội 2006 (2006 Asian Games) và Đại hội thể thao Người khuyết tật Viễn Đông và Nam Thái Bình Dương 2006 (2006 FESPIC). Tham khảo văn bản này, chúng ta thấy:

Việt Nam đã xin rút đăng cai và Hong Kong vẫn đang có ước muốn đăng cai ASIAD từ nhiều năm nay, trong khi thời gian cũng còn gần 5 năm để họ chuẩn bị, thì tại sao hai bên không thương lượng, để Việt Nam “nhượng lại” quyền đăng cai ASIAD 2019 (với một mức phí nhất định) theo một phương thức nào đó, theo thỏa thuận giữa hai bên và được OCA chấp thuận?

Trí Nhân (TP.HCM)

Thành phố đăng cai Asian Games phải thỏa mãn yêu cầu đối với địa điểm (cơ sở) thi đấu và nơi ăn, nghỉ của 11.000 vận động viên và quan chức của Ủy ban Olympic châu Á (OCA); phải có địa điểm tổ chức lễ khai mạc và bế mạc có sức chứa 70.000 chỗ ngồi; Làng vận động viên phải đạt tiêu chuẩn, có ít nhất 3.000 máy điều hòa nhiệt độ, có đầy đủ các quán ăn, nhà hàng với thực đơn đa dạng của các dân tộc; đầy đủ hệ thống ngân hàng, cửa hàng, bệnh viện và Trung tâm truyền thông… Trong “Làng” cũng phải có những nơi riêng biệt cho việc hành lễ tôn giáo khác nhau.

Trong trường hợp Hong Kong cùng “thắng thầu” cả việc tổ chức FESPIC Games 2006, thì sự kiện thứ hai này, diễn ra muộn hơn vài tuần sau ASIAD, sẽ quy tụ khoảng 4.500 vận động viên khuyết tật, tổ chức trong vòng 2 tuần, và sẽ tận dụng được lợi thế có sẵn các địa điểm thi đấu do ASIAD để lại.

Về khía cạnh tài chính, Hong Kong đã sử dụng dịch vụ của một công ty tư vấn độc lập để làm Báo cáo Dự toán cho cả hai phần doanh thu và chi phí. Kết quả cho thấy:

Với giả thiết là mọi sự diễn ra tốt đẹp và chưa tính tới chi phí xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các cơ sở thi đấu, tại thời giá năm 2006 chỉ riêng chi phí cho việc tổ chức, điều hành cả hai sự kiên ASIAD 2006 và 2006 FESPIC sẽ vào khoảng 1,925 tỉ đô la Hong Kong (HK$), tương đương khoảng 250 triệu USD.

Trong khi đó, lợi nhuận, sau khi đã trừ phần phải nộp cho OCA và hoa hồng cho các đơn vị làm marketing cho Á vận hội, sẽ vào khoảng 980 triệu HK$, tương đương khoảng 126 triệu USD. Phần chi phí (1,925 tỉ HK$) ở trên bao gồm: nhân sự, công nghệ thông tin, vận hành làng vận động viên và cung cấp suất ăn, chi phí vận chuyển, chi phí an ninh, thù lao cho tình nguyện viên…  

Phần doanh thu (980 triệu HK$) bao gồm: Tiền từ các nhà tài trợ, tiền bán quyền truyền hình, tiền bán vé xem sự kiện, tiến bán kỷ vật, biểu tượng…

Sau khi Hong Kong không trúng thầu đăng cai tổ chức ASIAD 15 (2006) do thành phố Doha (Quata) đã giành được quyền đăng cai, Hong Kong vẫn tiếp tục chuẩn bị cho việc đấu thầu đăng cai tổ chức ASIAD 18 (2019) và ASIAD 19 (2023).

Ngày 25.6.2010, Văn phòng Nội chính trực thuộc Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã ra văn bản công bố Quyết định của Ủy ban Hành pháp về việc ủng hộ việc Hong Kong đấu thầu đăng cai tổ chức các kỳ Á vận hội 18 (2019) và 19 (2023).

Quyết định trên cũng ghi rõ rằng quyết định về việc đấu thầu đăng cai nói trên sẽ tùy thuộc vào kết quả thăm dò dư luận công chúng và sự phê duyệt nguyên tắc của Ủy ban tài chính trực thuộc Hội đồng Lập pháp Hong Kong. 

Trước khi bắt đầu quá trình công bố các thông tin, việc thăm dò ý kiến công luận, cũng như ý kiến chuyên gia nói trên, ngày 22.9.2010, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post), một tờ báo có uy tín ở Hong Kong, dựa trên một báo cáo tư vấn của chính quyền, đã đăng bài phản biện, có tựa đề “Việc (đấu thầu) đăng cai Á vận hội 2023 dự kiến lỗ 13,8 tỉ HK$ - khoảng gần 1,8 tỉ̉ USD".

Bài viết trích dẫn báo cáo nói trên cho thấy dự toán tổng chi phí vận hành và xây dựng cơ bản cho cả ASIAD và Asian Para Games 2023 đã lên tới con số từ 13,7 đến 14,5 tỉ HK$ (tương đương khoảng 1,8 đến 2 tỉ USD), trong khi dự toán doanh thu chỉ đạt từ 700 đến 860 triệu HK$ (100 -140 triệu USD).

Tuy nhiên, dự toán nói trên lại “quên” chưa tính đến chi phí 30,17 tỉ HK$ tiền xây mới 8 sân vận động, nhà thi đấu; đồng thời cũng “quên” mối lợi về mặt kinh tế khoảng 400 triệu HK$ và 11.000 việc làm sẽ được tạo ra. 

Xét dự toán của Việt Nam cho ASIAD 18, số tiền bỏ ra chỉ 150 triệu USD mà phải thực hiện công việc tổ chức điều hành và xây dựng cơ bản ở cả ba miền thì cũng đã quá ít so với dự toán của Hong Kong hay kinh nghiệm của các thành phố khác như: Quảng Châu (30 tỉ USD), Incheon (không dưới 3 tỉ USD) hay Doha (2,8 tỉ USD).

Vậy nên, Việt Nam đã xin rút đăng cai và Hong Kong vẫn đang có ước muốn đăng cai ASIAD từ nhiều năm nay, trong khi thời gian cũng còn gần 5 năm để họ chuẩn bị, thì tại sao hai bên không thương lượng, để Việt Nam “nhượng lại” quyền đăng cai ASIAD 2019 (với một mức phí nhất định) theo một phương thức nào đó, theo thỏa thuận giữa hai bên và được OCA chấp thuận?

Trí Nhân (TP.HCM)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.