Theo bác sĩ Lê Quang Thanh, tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai trong ung thư phụ khoa. Bình quân mỗi năm có 5.100 phụ nữ mắc mới, và bình quân mỗi ngày có 7 phụ nữ trong nước tử vong do căn bệnh này.
Tuổi phát hiện bệnh nhiều nhất là từ 45 trở đi. Bởi bình quân sau khi nhiễm vi rút HPV (vi rút gây ung thư cổ tử cung) từ 10 - 15 năm thì tổn thương do bệnh mới xuất hiện.
Biểu hiện tổn thương tại tử cung có thể là chồi, sùi, loét, dễ chảy máu, hoặc tiết dịch hôi…
Không phải ai nhiễm vi rút HPV cũng đều dẫn đến ung thư cổ tử cung, mà 80% trong số nhiễm vi rút này sẽ tự khỏi bệnh.
HPV có nhiều tuýp, nhưng đáng ngại nhất là tuýp 16 và 18 - hai tuýp này chiếm 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Theo bác sĩ Thanh, trước đây các xét nghiệm tầm soát bệnh đơn thuần là PAP (phết tế bào âm đạo). Nay có thêm xét nghiệm HPV DNA. Xét nghiệm khuyến cáo làm ở độ tuổi 30 - 35, nhằm phát hiện bệnh sớm.
Thanh Tùng
>> Theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung
>> Giấm ăn và ung thư cổ tử cung
>> Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng... giấm
>> Tử vong sau tiêm ngừa ung thư cổ tử cung: Xét nghiệm vắc xin tìm nguyên nhân
>> Khám, tầm soát ung thư cổ tử cung
>> Làm gì để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?
Bình luận (0)