Nhiều nhà khoa học, những người làm du lịch gợi ý tỉnh Bạc Liêu cần đưa di sản ĐCTT vào quảng bá du lịch vì sự gần gũi, sức lan tỏa, hấp dẫn của loại hình nghệ thuật này rất có tiềm năng để phát triển du lịch và thu hút du khách. Ngoài ra, công trình nhà máy điện gió tại Bạc Liệu cũng có thể khai thác du lịch. Kết thúc hội nghị, đại diện các tỉnh thành khu vực Nam bộ đã ký liên kết phát triển du lịch, khai thác giá trị ĐCTT và giai thoại Công tử Bạc Liêu.
Cùng ngày, tỉnh Bạc Liêu công bố thành lập Quỹ bảo trợ bảo tồn, phát triển nghệ thuật ĐCTT Nam bộ mang tên nhạc sĩ Lê Tài Khí - người có công sưu tầm, biên soạn, truyền dạy 20 bản tổ ĐCTT Nam bộ. Bà Lê Thị Ái Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết Quỹ bảo trợ sẽ góp phần vào việc hỗ trợ sáng tác, bảo tồn, truyền dạy và hỗ trợ nghệ nhân, nghệ sĩ và những người có công đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật ĐCTT Nam bộ. Tại buổi ra mắt, Quỹ bảo trợ bảo tồn và phát triển nghệ thuật ĐCTT Nam bộ Lê Tài Khí đã nhận được 1,269 tỉ đồng ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
Tiến Trình - Trần Thanh Phong
>> Giữ 'căn cốt' đờn ca tài tử
>> Festival Đờn ca tài tử quốc gia lần thứ nhất - Bạc Liêu 2014: Nhiều hoạt động sôi nổi, độc đáo
>> Sớm hòa điện gió vào lưới điện quốc gia
>> Điều chỉnh giá để phát triển điện gió
Bình luận (0)