Cán cân quân sự Nga - NATO

29/04/2014 09:25 GMT+7

Cuộc khủng hoảng kéo dài tại Ukraine khiến cán cân quân sự ở châu u giữa Nga và NATO trở thành tâm điểm của dư luận thế giới.

Cuộc khủng hoảng kéo dài tại Ukraine khiến cán cân quân sự ở châu u giữa Nga và NATO trở thành tâm điểm của dư luận thế giới.

Cán cân quân sự Nga - NATO 2 
Binh sĩ Mỹ sẽ sớm được tăng cường cho Đông u - Ảnh: AFP

Việc Nga giành quyền kiểm soát lãnh thổ ly khai Crimea của Ukraine và gia tăng áp lực quân sự tại khu vực biên giới với nước này đã tạo ra mối quan tâm mới đến vấn đề từng là trọng tâm trong chính sách an ninh của Mỹ nhưng bị bỏ lơ trong hơn 20 năm, đó là thế cân bằng quân sự ở châu u. 

Cục diện hậu Chiến tranh lạnh

Theo ấn bản Cán cân quân sự của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (Anh), vào năm 1989, ngay trước khi khối Warsaw sụp đổ, Liên Xô đã triển khai tổng cộng 64 sư đoàn ở nơi được gọi là “Chiến khu phía tây”. Đây là lực lượng dùng để chống NATO trong một cuộc tấn công vào Tây u. Họ sẽ được tăng cường bởi 700.000 binh sĩ khác từ 3 đồng minh thuộc khối Warsaw là CHDC Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Tổng cộng hơn 100 sư đoàn sẵn sàng tiến vào Tây u và xa hơn nữa. Trong khi đó, 6 nước cam kết bảo vệ các tuyến đầu của NATO gồm CHLB Đức, Mỹ, Anh, Canada, Bỉ và Hà Lan chỉ triển khai 21 sư đoàn ở Đức. Dù biên chế các sư đoàn của NATO thường lớn hơn sư đoàn các nước thành viên khối Warsaw, chưa kể lực lượng tăng viện từ Mỹ, cách biệt dọc biên giới giữa hai phía vẫn rất đáng kể.

Cán cân quân sự Nga - NATO 2 
Tên lửa Iskander của Nga - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, tình hình hiện tại đã có nhiều thay đổi. CHDC Đức chấm dứt tồn tại, trong khi Ba Lan cùng CH Czech và Slovakia (tách ra từ Tiệp Khắc) và các đối tác khác trong khối Warsaw giờ là thành viên NATO. Tương tự là 3 nước vùng Baltic - Estonia, Latvia và Lithuania, từng thuộc Liên Xô. Vào thời điểm trước khi Liên Xô sụp đổ, Hồng quân Liên Xô có gần nửa triệu quân và 27 sư đoàn cơ động (cộng với số lượng lớn pháo binh và những đơn vị khác) trên lãnh thổ của 3 nước đồng minh chính. Ngày nay, Nga có tổng cộng 7 sư đoàn ở Quân khu phía Tây, tất cả nằm trên lãnh thổ nước này. Thực tế, toàn bộ quân đội Nga hiện có khoảng 25 sư đoàn, ít hơn cả số lượng từng được triển khai tại các nước đồng minh Đông u vào cuối Chiến tranh lạnh. Ngày nay, riêng các nước Ba Lan, CH Czech, Slovakia và Đức đã triển khai nhiều sư đoàn hơn số sư đoàn mà Nga có tại Quân khu phía Tây. 

Những chuyển động mới

Trong bối cảnh căng thẳng tiếp diễn tại khu vực miền Đông Ukraine giữa các lực lượng thân Nga và chính quyền lâm thời Ukraine sau sự kiện Nga tiếp quản Crimea, cùng áp lực gia tăng từ việc Nga tập trung 40.000 quân tại biên giới với Ukraine (theo ước tính của NATO), Mỹ tuần qua đã quyết định điều thêm 600 binh sĩ đến Ba Lan và các nước Baltic để tập trận. Cụ thể, các binh sĩ thuộc Lữ đoàn dù 173 của Mỹ đã đến thủ đô Tallinn của Estonia vào hôm qua. 4 chiến đấu cơ F-16 của Đan Mạch sẽ đến Estonia vào ngày 30.4 trong khi 4 chiếc Typhoon của không quân Anh đã hạ cánh ở Lithuania để tham gia sứ mệnh tuần tra không phận vùng Baltic. Ngoài ra, Mỹ cũng điều hơn một chục chiếc F-16 đến Ba Lan, 6 chiếc F-15 và 2 chiếc máy bay tiếp liệu KC-135 đến Lithuania trong khi tàu khu trục USS Taylor vừa tiến vào biển Đen. NATO hiện cũng triển khai một đội tàu tại biển Đen, gồm chiếc soái hạm HNoMS Valkyrien của Na Uy và 4 chiếc tàu quét thủy lôi của Hà Lan, Bỉ, Na Uy và Estonia. Các máy bay cảnh báo sớm của NATO hiện thường xuyên thực hiện các chuyến trinh sát dọc biên giới Ukraine để theo dõi cuộc khủng hoảng tại đây.

Giới chức quốc phòng Nga đã bày tỏ quan ngại với động thái này của Mỹ, khẳng định các cuộc tập trận tại Đông u “không giúp bình thường hóa tình hình Ukraine”. Tuy nhiên, quân đội Nga ngày 24.4 cũng bắt đầu tập trận gần biên giới với Ukraine trước sự leo thang bạo lực ở nước láng giềng, theo Đài RT.

Nguy cơ đối với Ba Lan và các nước Baltic hiện nay là các tên lửa Iskander-M mà Nga được cho là đã triển khai tại Kaliningrad, vùng lãnh thổ của Nga nằm giữa Lithuania và Ba Lan. Với tầm bắn khoảng 400 km, các tên lửa có thể mang cả đầu đạn thường lẫn đầu đạn hạt nhân này có thể uy hiếp các nước Baltic và Ba Lan. Đây chính là câu trả lời của Nga đối với việc NATO xúc tiến triển khai lá chắn tên lửa ở châu u và những diễn biến tại Ukraine khiến các nước Đông u đứng ngồi không yên. Chẳng hạn Ba Lan đang tìm cách thuyết phục triển khai sớm hơn dự kiến các tên lửa đánh chặn SM-3 trong hệ thống lá chắn tên lửa ở châu u. Theo tờ The Washington Post, NATO đang tranh luận về khả năng triển khai binh sĩ và máy bay thường trực ở khu vực, qua đó hủy bỏ cam kết với Nga vào năm 1997 rằng NATO sẽ không đồn trú quân tại các nước Trung và Đông u gia nhập liên minh sau khi Liên Xô sụp đổ.

Trùng Quang

>> Nga, NATO sắp tập trận chung
>> Nga - NATO lại xung đột
>> Căng thẳng Nga - NATO 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.