Theo tìm hiểu của PV, hầu hết các bộ phận sau khi đưa lên bờ đều vỡ vụn, một số mẫu vật còn tương đối nguyên vẹn là chiếc cánh chong chóng (được cho là phía trước máy bay), hai lốc máy cấu thành động cơ chính, hai chiếc lốp máy bay. Tất cả đều được đưa lên ô tô tải chuyển về Đà Nẵng để lại sau lưng hàng loạt câu hỏi về lai lịch cũng như những băn khoăn về giá trị thực sự của những mẫu vật được tìm thấy.
Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều 28.4, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử cách mạng tỉnh Thừa Thiên-Huế Cao Huy Hùng tỏ ra bất ngờ trước những thông tin liên quan chiếc máy bay nói trên, từ công tác trục vớt đến việc những bộ phận trục vớt được sẽ xử lý theo dạng phế liệu. Ông Hùng nói không nhận được thông tin hay sự chia sẻ nào từ cơ quan chức trách, vì thế không kịp cử đoàn về hiện trường để xem xét. Theo ông Hùng, nếu việc trục vớt xác chiếc máy bay liên quan đến chiến tranh, lịch sử thì “một mẫu vật cũng có giá trị” trong công tác bảo tồn bảo tàng.
Trong khi đó, tại hiện trường trục vớt, đại diện của đơn vị trục vớt nói rằng chiếc máy bay này là máy bay cũ có ở VN từ đầu thời chiến tranh chống Mỹ nên bên trong không có vàng hoặc kim loại quý, các bộ phận đều vụn vỡ nên chỉ có thể xử lý theo dạng phế liệu.
Đình Toàn
>> Vụ trục vớt xác máy bay ở biển Lăng Cô: Người dân đổ xô đi mót phế liệu
>> Trục vớt xác máy bay nằm hàng chục năm dưới biển
Bình luận (0)