|
Theo đó, 42 hiện vật độc bản thuộc về quyền sở hữu của nhà nước, gồm: 7 loại đồng tiền Kiếm Viên thông bảo, Nguyên Hựu thông bảo, Chí Đạo nguyên bảo, Chí Đại thông bảo, Gia Hựu thông bảo, Gia Định thông bảo, Thuần Hy nguyên bảo; 23 đồ gốm sứ bao gồm các loại hình như: bình, âu, nắp, lọ nhỏ, đĩa men trang trí rồng nổi, hoa sen, chim phượng (đĩa nhỏ nhất cao 3 cm, đường kính miệng 12,4 cm; lớn nhất cao 7 cm, đường kính miệng 34 cm), chén vẽ hoa cúc dây, ấm hai bầu vẽ hoa bèo ba - bốn cánh; 11 đồ kim loại làm bằng đồng gồm: đĩa, âu, quả cân, đèn, gương tròn là đồ dùng của thủy thủ đoàn; 1 hạt trang sức bằng đá màu xanh hình quả trám có khoan lỗ ở giữa để xỏ dây đeo.
Riêng xác con tàu cổ đắm sẽ xử lý theo kết quả của hội thảo khoa học biện pháp bảo quản vỏ tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển do UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức sắp tới.
Ngoài các hiện vật độc bản, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã công nhận kết quả phân chia 4.968 hiện vật còn nguyên vẹn theo nguyên tắc doanh nghiệp thực hiện khai quật (Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương) sở hữu 2 phần, nhà nước sở hữu 1 phần. Như vậy, trong số 4.968 hiện vật còn nguyên vẹn, doanh nghiệp sở hữu 3.308 hiện vật, nhà nước sở hữu 1.660 hiện vật.
Toàn bộ số cổ vật đã giám định và phân chia trên được khai quật từ con tàu đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu vào tháng 6.2013. Các nhà khảo cổ học đã xác định cổ vật trên con tàu đắm này phần lớn là đồ gốm sứ có niên đại thế kỷ 13.
Hiển Cừ
>> Cổ vật quý tại lăng vua Tự Đức bị mất trộm
>> Trưng bày hơn 1.000 cổ vật quý
>> Bảo tàng tại Huế trưng bày nhiều cổ vật quý hiếm
>> Chiêm ngưỡng cổ vật quý lần đầu công bố tại Bảo tàng Nam Định
>> Phát hiện hàng ngàn cổ vật quý
Bình luận (0)