Mỹ đã làm gì để ngăn sự hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông?

11/05/2014 18:30 GMT+7

(TNO) Có ý kiến cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy đã có được một số thành công nhất định trong việc ngăn cản sự hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, BBC nhận định trong bài xã luận hồi giữa tuần này.

(TNO) Có ý kiến cho rằng Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy đã có được một số bước tiến nhất định trong việc ngăn cản sự hiếu chiến của Trung Quốc ở biển Đông, nhưng kết quả vẫn còn rất hạn chế, BBC nhận định trong bài xã luận hồi giữa tuần này.

>> Mỹ: Trung Quốc 'khiêu khích' khi đưa giàn khoan vào biển Đông
>> John McCain: "Trung Quốc khiêu khích không cần thiết
>> Hạ nghị sĩ Mỹ: Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông


Tổng thống Mỹ Barack Obama - Ảnh: Reuters

Bằng chứng rõ ràng là Bắc Kinh chỉ “án binh” cho đến khi ông Obama rời khỏi khu vực, BBC bình luận.

Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du châu Á, Trung Quốc đã đem ngay giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương 981) vào vùng biển Việt Nam. 

Trung Quốc còn gửi theo 80 tàu, gồm một số tàu chiến, hộ tống giàn khoan và đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu thuyền của Việt Nam, đồng thời trắng trợn tuyên bố Việt Nam vi phạm luật pháp quốc tế. 

Mỹ phản ứng bằng tuyên bố từ bộ ngoại giao, cáo buộc đây là hành động “khiêu khích và không có lợi” cho an ninh khu vực, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi quan ngại sâu sắc về hành vi nguy hiểm và hăm dọa bằng tàu thuyền” của Trung Quốc.

‘Quan ngại’

Bộ ngoại giao Mỹ cũng đã phản đối vụ ngư dân Trung Quốc săn bắt trái phép rùa biển tại Philippines.

“Trong bối cảnh Mỹ đang phối hợp với cộng đồng quốc tế để chống nạn săn bắt động vật hoang dã, chúng tôi quan ngại trước tình trạng tàu thuyền Trung Quốc săn bắt rùa biển, loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng”, BBC dẫn lời một phát ngôn viên của bộ ngoại giao Mỹ phát biểu.

BBC bình luận vụ việc này không căng thẳng như vụ giàn khoan và chiến tranh thường bùng nổ vì dầu nhiều hơn là vì động vật quý hiếm, nhưng các sự việc nói trên khiến người ta liên tưởng đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Mỹ hiện có quan hệ quân sự với Philippines và Nhật Bản. Hiện vẫn có nhiều hoài nghi lớn trong khu vực về mức độ can thiệp quân sự mà Mỹ có thể dùng khi bị buộc phải phản ứng, nhưng ông Obama đã hứa sẽ đứng về phía 2 nước này.

Tổng thống Mỹ cũng đã cam kết bảo vệ các nước vùng Baltic trước cuộc khủng hoảng Ukraine vì họ là thành viên NATO. Ukraine, trong khi đó, lại không thuộc NATO, BBC nhận xét.

Tương tự, Mỹ cũng không có thỏa thuận hợp tác quân sự với Việt Nam, hãng tin Anh cho hay.

Đó là lý do vì sao các nhà ngoại giao ở Washington cho rằng căng thẳng ở biển Đông có thể giống với cuộc khủng hoảng Ukraine, Mỹ có thể sẽ phản đối ầm ĩ, nhưng sẽ không đưa ra hành động gì nhiều hơn thế, BBC bình luận.

Hoàng Uy

>> Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Hành động 'cực kỳ nguy hiểm' của Trung Quốc đe dọa hòa bình biển Đông
>> Tướng Trung Quốc thăm Mỹ trong bối cảnh biển Đông căng thẳng
>> Trung Quốc: Biển Đông không phải chuyện giữa Bắc Kinh và ASEAN
>> ASEAN ra tuyên bố lịch sử về biển Đông

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.