Bầu chọn
Bạn có thích môn Sử?
Bạn có thích môn Sử?
>> Vì sao học sinh quay lưng với môn sử? - Kỳ 1: Không thích giáo viên dạy sử
|
Học sinh bị nhồi nhét kiến thức
Là một giáo viên nhiều năm giảng dạy môn sử, cô Bùi Thị Huệ, Tổ trưởng tổ lịch sử - địa lý - giáo dục công dân (Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Tân Bình, TP.HCM), cho rằng trước hết phải nhận thấy hết nguyên nhân làm cho học sinh thờ ơ với môn sử như: chương trình nặng, nhồi quá nhiều kiến thức khiến học sinh không tiếp thu nổi. Có bài học dài 13 trang sách giáo khoa đầy ắp sự kiện, số liệu mà chỉ học trong vòng 3 tiết, trong khi học sinh còn phải học nhiều môn khác dẫn đến các em không gắn bó, say mê.
|
Thực tế cho thấy, để thu hút học sinh đến với môn lịch sử, tôi thường nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện là giáo án điện tử bằng cách đưa nhiều hình ảnh giúp học sinh dễ học, nhớ lâu; đồng thời cho các em xem các bộ phim tài liệu lịch sử. Sau mỗi bài học, tôi thường củng cố kiến thức qua các trò chơi ô chữ, đoán hình...
Ngoài ra, trong quá trình dạy, giáo viên hãy giúp các em biết cách so sánh và phân biệt các sự kiện khác nhau để khắc sâu sự kiện.
|
Theo thầy Lê Dũng (giáo viên dạy sử, Trường Quốc tế Mỹ (TP.HCM), cần tăng cường sự tương tác, hai chiều giữa giáo viên - học sinh, học sinh - học sinh để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập môn sử. Học sử mà chỉ nghe thôi, không phản biện, trao đổi thì chán lắm.
Không nên yêu cầu học sinh thuộc lòng
Thầy Lê Dũng đặt câu hỏi, tại sao người dạy thường dựa vào việc trả bài để đánh giá học sinh? Tôi cho rằng điều này không ổn. Tôi còn nhớ cô chủ nhiệm của tôi từng nói "việc học thuộc lòng, trả bài là một trong những hình thức thấp nhất để đánh giá một học sinh".
Đồng quan điểm, thầy Trần Văn Khánh (giáo viên Trường THPT Vĩnh Viễn, quận Tân Phú, TP.HCM), cho rằng cách ra đề của môn học này cũng phải thay đổi. Không nên yêu cầu học sinh thuộc lòng, chỉ cần hiểu ý nghĩa lịch sử, tổng thể, tạo cơ hội cho học sinh thể hiện suy nghĩ của mình về sự kiện, vấn đề.
"Muốn thu hút học sinh học sử thì phải thay đổi cách dạy sử. Thay vì dạy thì giáo viên kể 1 câu chuyện lịch sử sau đó đặt câu hỏi để học sinh thể hiện sự nhận thức. Tuy nhiên khi dạy phải chú trọng vào phần ý nghĩa hơn là số liệu, thời gian…", thầy Khánh, khẳng định.
Bên cạnh đó, phải tạo cho học sinh cảm thấy học sử là học những cái hay, tinh hoa, biết yêu nước hơn, chứ đừng nhồi nhét sự kiện một cách khiên cưỡng. Quan trọng là trong cách tổ chức môn học, ngành nghề tạo cho học sinh tâm lý cần phải học sử.
Bích Thanh - Khải Đơn
>> Học sinh chê môn Sử
>> Cần đưa vào môn sử những sự kiện có trong thực tế
>> Hiếm học sinh chọn thi môn sử
Bình luận (0)