|
Dự báo những ngày tiếp theo vẫn còn khả năng có mưa to và lốc lớn bất thường, TP yêu cầu Sở Xây dựng chỉ đạo Công ty Công viên cây xanh Hà Nội rà soát toàn bộ cây trên địa bàn, kịp thời chặt hạ các cây nghiêng đổ, sâu mục; thường xuyên ứng trực để giải tỏa ngay cây bị đổ...
Chuyện cây xà cừ cổ thụ trên đường Hùng Vương bật gốc trong trời mưa giông, đè bẹp chiếc taxi, khiến một tài xế thiệt mạng, hàng khách thì bị thương, trong tối ngày 4.6 khiến người ta thật đau lòng. Năm 2012 trên phố Lò Đúc, một cây xanh cũng bị đổ trong lúc trời mưa, đè chết anh Phạm Tuấn Anh, lái xe của hãng taxi Mai Linh...
Những sự việc trên cho thấy, bên cạnh việc chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường ở các thành phố, thị xã trên cả nước, chúng ta đang thiếu đi hẳn một cơ chế bảo vệ người dân khi tai nạn thương tâm và bất ngờ do thiên tai gây ra. Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm về tính mạng của nạn nhân?
Trong một chuyện tương tự, công ty cây xanh của một thành phố lớn đã giải quyết hỗ trợ 20 triệu đồng cho gia đình có người bị cây đè chết. Tuy nhiên, cách làm đó chỉ là sự vá víu, bù đắp phần nào sự rủi ro cho nạn nhân. Cái căn cơ cần có, đó là các doanh nghiệp công ích nên có cơ chế và chính sách mua bảo hiểm cho hoạt động của mình. Theo đó, bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù nếu chẳng may người dân bị cây cối, cột điện đổ, đè hoặc điện giật dẫn đến chết người đi đường.
Cũng đã tới lúc, các đơn vị quản lý cây xanh phải quy hoạch lại, chọn những loại cây có rễ ăn thẳng, sâu, tươi tốt, hình thức đẹp và thuận lợi cho môi trường, không nên tính toán so đo, bảo tồn một cách máy móc những loại cây xanh tuy tốt tươi, dễ sống trong nội thành nhưng là loại rễ búi, nông như loài cây xà cừ. Bên cạnh đó, cần có chính sách, cơ chế rõ ràng khi phải xử lý sự cố thiên tai mà người dân vô tình phải chịu.
Quốc Phong
>> TP.HCM: Mưa, sấm sét gây nổ bình điện, ngã cây
>> Cây xanh ngã đè người đi đường
>> Cây xanh ngã đổ
>> Giông lốc tại TP.HCM, hàng loạt cây xanh ngã đổ
>> Đà Lạt: Hạn chế tối đa cây xanh ngã vào nhà dân
Bình luận (0)