Bộ trưởng Tài chính: Áp lực vay mới trả nợ công cũ tương đối lớn

10/06/2014 13:13 GMT+7

(TNO) Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thông tin về nợ công trong văn bản gửi tới các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trước phiên chất vấn trực tiếp diễn ra chiều nay.

(TNO) Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thông tin về nợ công trong văn bản gửi tới các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trước phiên chất vấn trực tiếp diễn ra chiều nay 10.6.

>> Phải làm rõ nguồn trả nợ công
>> Mỗi người Việt đang gánh gần 20 triệu đồng nợ công
>> Thủ tướng cam kết giữ an toàn nợ công, xử lý nghiêm xả lũ sai
>> Nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng lại không an toàn

Ông Dũng cho hay, theo số tuyệt đối, nợ công trong những năm gần đây có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu so với GDP thì tỷ lệ thay đổi không nhiều (tỷ lệ nợ công trên GDP qua các năm là 51,7% (2010); 50,1% (2011); 50,8% (2012) và năm 2013 ước tính là 54,1%, hiện ở mức 65% theo quy định của Quốc hội).

“Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn vốn của Nhà nước tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế cho đầu tư phát triển còn chưa lớn, để có nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển của đất nước, cần phải huy động nguồn tài chính bổ sung cho đầu tư phát triển, đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ công gia tăng trong thời gian qua”, Bộ trưởng lý giải.

 
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng - Ảnh: Ngọc Thắng

Về cơ cấu nợ công, Bộ trưởng Tài chính thông tin: khoảng 50% là nợ nước ngoài với điều kiện vay cơ bản là ưu đãi với thời gian đáo hạn còn lại khoảng 15 năm; 50% còn lại là khoản vay trong nước thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) với kỳ hạn phần lớn nằm trong khoảng từ 2-5 năm.

“Do vậy, áp lực về vay mới để trả các khoản vay cũ trong nước là tương đối lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường vốn trong nước còn chưa phát triển, đối tượng mua TPCP phần lớn là các ngân hàng thương mại (NHTM), trong khi cơ cấu nguồn vốn của các NHTM chủ yếu là không kỳ hạn hoặc có thời hạn ngắn”, tư lệnh ngành Tài chính báo cáo thực trạng.
 
Về khả năng cân đối nguồn trả nợ, Bộ trưởng Tài chính nhận định: với tổng mức dư nợ công hiện nay (54,1% GDP) và dự kiến bội chi NSNN đến 2015 và giai đoạn 2016-2020, theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, để đảm bảo khả năng trả nợ cần phải thực hiện 4 nhóm nhiệm vụ quan trọng, trong đó, các khoản vay bù đắp bội chi cơ bản chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển và thực hiện quản lý, sử dụng hiệu quả, giải ngân đúng tiến độ, đúng quy định. Cơ bản không vay nước ngoài thương mại, lãi suất cao, thời gian ngắn, kể cả đối với các khoản vay về cho vay lại.

Bộ trưởng Tài chính cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ định kỳ đánh giá những rủi ro của nợ công để có biện pháp xử lý kịp thời và cơ cấu lại nợ một cách hiệu quả.

Để làm được điều đó, cần nhiều giải pháp đồng bộ, như cân đối ngân sách tích cực, từng bước giảm bội chi NSNN so với GDP, bố trí nguồn để trả nợ trong nước, ngoài nước đến hạn hàng năm theo đúng cam kết; thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ đối với các khoản vay về cho vay lại, các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp; định kỳ kiểm tra, xử lý kịp thời những vướng mắc, những vi phạm.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.