Cơ quan nào sẽ giám sát ?
Nếu sách giáo khoa (SGK) hiện tại không còn phù hợp, theo tôi nên thay đổi cả nội dung lẫn cơ quan phát hành sách, vì nếu để cơ quan phát hành sách cũ làm lại, sẽ không tránh khỏi tiếp tục có sai sót. Vấn đề là cơ quan nào sẽ giám sát, rà soát, đánh giá chất lượng của SGK, vì việc này không thể giao cho những người làm SGK được. Thiết nghĩ nên giao cho một tổ chức nào đó thực sự uy tín, độc lập, không có quyền lợi gì trong việc phát hành thì sẽ khách quan hơn.
Nguyễn Thị Khánh Ly (lykhanh@yahoo.com)
Tham khảo các nước tiên tiến
Ở châu Á, có những nước có nền giáo dục rất phát triển như Singapore, Nhật Bản, còn Mỹ, Úc, Pháp là những nơi thu hút rất đông du học sinh VN. Vậy tại sao chúng ta không tham khảo SGK của họ và chọn lọc những chương trình phù hợp, những tinh hoa của họ? Như vậy, SGK của chúng ta có thể sẽ tốt hơn bây giờ.
Minh Phương (ntmp@gmail.com)
Nội dung SGK nhiều sạn
Chính vì sự độc quyền trong việc làm SGK nên gây ra nhiều bất cập: chương trình không phù hợp, nội dung nhiều sạn. Do đó, cần xã hội hóa việc làm SGK càng sớm càng tốt, đó cũng là cách hữu hiệu để phá bỏ thế độc quyền, hạn chế lãng phí trong việc in ấn, ban hành sách.
PHONG (nguyenphong72@yahoo.com)
BAN CTBĐ (tổng hợp)
Thời gian qua, hàng loạt bài toán, bài văn trong SGK có nội dung không phù hợp phải bỏ đi để ban hành sách mới. Do đó, cần sớm xã hội hóa.
NGUYỄN HỒNG VN (Q.3, TP.HCM)
Mỗi địa phương, mỗi trường có các điều kiện khác nhau nên nếu dùng một bộ SGK của nhà nước ban hành sẽ không phù hợp nữa.
ĐOÀN VĂN CƯỜNG (Thuận An, Bình Dương)
Hải Nam (thực hiện)
Bình luận (0)