|
Hiện tượng thiên văn “siêu trăng” được dùng để chỉ sự kiện mặt trăng trông lớn hơn và sáng hơn bình thường, cụ thể là lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với các dịp trăng rằm khác trong năm, theo Reuters.
“Siêu trăng” diễn ra khi trăng tròn tiến đến cận điểm giữa Trái đất - mặt trăng, tức gần hơn đến 50.000 km so với điểm cách xa nhất.
Trong dịp “siêu trăng” vào ngày 12.7, mặt trăng chỉ cách Trái đất 358.258 km, trong khi khoảng cách trung bình là 384.403 km.
Tuy nhiên, đến ngày 10.8, mặt trăng sẽ rút ngắn khoảng cách so với đêm 12.7, tiến gần hơn 1.388 km.
Thông thường, “siêu trăng” xuất hiện với chu kỳ mỗi 13 tháng và 18 ngày, nhưng năm 2014 lại chứng kiến đến 3 đợt “siêu trăng”.
Hạo Nhiên
>> Ám ảnh siêu trăng
>> Liên hệ giữa "siêu trăng" và sóng thần?
Bình luận (0)