|
Theo trang web của Hiệp hội Xăng dầu VN, tính đến ngày 23.7, giá bình quân 30 ngày của mặt hàng xăng Ron A92 tại thị trường Singapore là 121.91 USD/thùng. Với mức sử dụng quỹ ưu đãi hiện hành là 670 đồng/lít xăng A92, trừ đi mức chênh lệch giữa giá bán lẻ hiện hành so với giá cơ sở là 473 đồng/lít (tính đến ngày 23.7), doanh nghiệp (DN) kinh doanh xăng dầu hiện đang lãi 197 đồng/lít xăng A92.
|
Nếu tính từ đầu tháng 7 đến nay, giá xăng RON A92 trên thị trường Singapore đã liên tục giảm và mức giảm sâu nhất là 117,02 USD/thùng, mức lãi còn cao hơn. Với mặt hàng dầu DO, không cần sử dụng quỹ bình ổn giá (BOG), ngày 23.7, trung bình mỗi lít dầu DO DN đã có lãi 192 đồng.
Trao đổi với Thanh Niên, phó giám đốc một công ty kinh doanh xăng dầu tại phía nam cho biết: “Nếu tính theo giá bình quân 30 ngày, đến nay, giá dầu mới có lãi khoảng 100 đồng/lít, nhưng giá xăng vẫn còn lỗ đến 500 đồng/lít nếu không có hưởng trợ giá từ quỹ BOG”. Và vị lãnh đạo này cũng nhấn mạnh: “Trách nhiệm điều chỉnh giá xăng dầu thuộc về liên bộ Tài chính và Công thương, DN sẵn sàng làm theo sự điều chỉnh của liên bộ”.
Doanh nghiệp nên có thiện chí
Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, đây là cách trả lời thiếu công bằng. Bởi tại các thời điểm giá xăng thế giới tăng, ngay lập tức DN “gây sức ép” để tăng giá và đòi tăng trích quỹ bình ổn xăng dầu. “Đến khi giá xăng dầu thế giới đang giảm mỗi ngày thế này, DN nếu không có quyền giảm giá ngay lập tức, anh (DN - PV) cũng nên hảo hớn một chút chứ không nên im lìm như vậy. Như khi anh lên tiếng đòi tăng sử dụng quỹ BOG, phải có động thái nói với Chính phủ để giảm giá cho người tiêu dùng. Thế mới là công bằng và thế mới là tư duy kinh doanh trong tâm thế hội nhập”, ông Long nói.
Theo vị phó giám đốc trên, đến thứ hai tuần tới, tức theo chu kỳ tính giá 10 ngày của liên bộ Tài chính và Công thương, hy vọng sẽ có đợt điều chỉnh giá xăng dầu mới. Dù vậy, “Giá dầu có thể giảm nhưng giá xăng chắc khó giảm, nếu giảm chăng sẽ giảm quỹ BOG, bởi hiện tại có nhiều DN đang sử dụng âm quỹ BOG rồi”, vị này nhận định. Hiện tại, quỹ BOG đang sử dụng ở mức 670 đồng/lít.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nhận định, CPI tháng 7 có tăng nhưng do giá cả các mặt hàng leo thang còn sức cầu đang hết sức yếu. Thế nên, trong tình hình hiện nay, giảm giá xăng dầu một cách “có thiện chí” vẫn được lòng dân hơn thay vì giảm quỹ BOG. Thứ nữa, cũng theo ông Thành, dự báo kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm vẫn còn nhiều thách thức ở cả hai tuyến nội địa và xuất khẩu. “Thế nên, tạo mọi điều kiện tối đa, ưu đãi được DN nội địa tốt nhất để họ có sức khỏe đồng hành với Chính phủ vượt bão suy thoái. Chứ cứ bo bo giữ cho mình an toàn, rất khó để vực dậy nền kinh tế đang uể oải hiện nay, mà xăng dầu, tài chính ngân hàng, sản xuất… là những xương sườn cốt yếu của cột sống kinh tế”, ông Thành nhận định.
Petrolimex chiếm 64% quỹ bình ổn xăng dầu của cả nước Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố báo cáo quỹ BOG hôm 22.7 cho thấy, chỉ riêng trong quý 2 năm nay, Petrolimex đã trích lập trên 568 tỉ đồng quỹ BOG và chi sử dụng gần 193 tỉ đồng. Trong 6 tháng đầu năm, Petrolimex đã trích lập gần 1.113 tỉ đồng quỹ BOG và chi sử dụng khoảng 395 tỉ đồng. Theo thông báo trước đây của Bộ Tài chính, số sử dụng quỹ BOG của cả nước trong 2 quý đầu năm xấp xỉ 760 tỉ đồng, Petrolimex đã sử dụng gần 52% quỹ BOG của cả nước. Số dư quỹ BOG xăng dầu đến hết quý 2/2014 của cả nước ước khoảng 1.595 tỉ đồng, trong đó, Petrolimex hiện có số dư quỹ BOG cuối quý 2 là 1.023 tỉ đồng. Như vậy, trong 6 tháng cuối năm, riêng Petrolimex đã chiếm 64% quỹ bình ổn xăng dầu của cả nước. |
Nguyên Nga
>> Cần rút ngắn thời gian giảm giá xăng dầu
>> Giảm giá xăng 600 đồng/lít, tăng thuế nhập khẩu
>> Vì sao chưa giảm giá xăng?
>> Cần giảm giá xăng!
>> Không giảm giá xăng, Petrolimex dự kiến lãi 648 tỉ đồng
Bình luận (0)