>> Bộ GD-ĐT phân tích về 3 phương án cho một kỳ thi chung
>> Một kỳ thi quốc gia: Bộ GD-ĐT chuẩn bị trình đề án
|
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu ngành Giáo dục cần tham khảo ý kiến rộng rãi và cẩn trọng trước khi quyết định phương án cuối cùng. Có thể không chỉ có 3 phương án như Bộ đề xuất mà còn những phương án khác hợp lý hơn, khả thi hơn.
Lý giải vì sao chỉ nên còn một kỳ thi quốc gia, ông Đam nói: "Hai kỳ thi chứ ba kỳ thi nếu cần thiết vẫn phải thi. Nhưng thực sự nó không cần thiết thì chúng ta phải bỏ. Bỏ một nhưng mục tiêu vẫn phải là đi hai chân”.
Về phương án thi, ông Đam nhận định: Phương án 1 và phương án 2 thực ra là một. Là phương án không bắt các cháu thi tất cả các môn. Phương án ba là phương án học gì thi nấy. Phương án hai khác với phương án một ở chỗ thay vì học sinh tự chọn thi theo môn tức là ba môn và một môn tự chọn thì sẽ là làm ba bài thi và một bài thi bắt buộc. “Dù chọn phương án nào nhưng nếu có khó khăn cho ngành giáo dục nhưng có lợi cho xã hội thì chúng ta vẫn nên làm vì chúng ta đặt lợi ích đây là của xã hội, trước mắt là của các cháu và phụ huynh”, ông Đam nhấn mạnh.
Đặt vấn đề làm sao có thể phục vụ mục tiêu để các trường ĐH, CĐ tham khảo để tuyển sinh vào? Ông Đam cho rằng: Nếu chúng ta làm tốt như phương án của Bộ đưa ra thì các trường người ta sẽ không thi riêng, còn nếu các trường không tin vào kỳ thi đó thì người ta vẫn tổ chức thi riêng.
Tuy nhiên, ông Đam cũng đề nghị một mặt Bộ GD-ĐT tổ chức tốt kỳ thi THPT quốc gia, mặt khác tiếp tục xu thế tất yếu là để cho các trường ĐH tự xây dựng các đề án tuyển sinh riêng để nâng chất lượng đầu vào.
>> Bộ GD-ĐT phân tích về 3 phương án cho một kỳ thi chung
>> Một kỳ thi quốc gia: Không thể là ‘dấu cộng’ của hai kỳ thi
>> Kỳ thi tuyển sinh cao đẳng 2014: Dự kiến điểm chuẩn mức thấp nhất
Tuệ Nguyễn
Bình luận (0)