Công an triệu tập sư trụ trì chùa Bồ Đề

04/08/2014 18:32 GMT+7

(TNO) Chiều ngày 4.8, trao đổi với báo chí, trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội điều tra mua bán trẻ em (thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, Nguyễn Thị Thanh Trang (đã bị bắt) là quản lý khu nhà mở (trông nom trẻ) ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho ni sư Thích Đàm Lan và được trả lương 2 triệu đồng/tháng. Còn Phạm Thị Nguyệt (đã bị bắt) là người nhận mua cháu bé với giá 35 triệu đồng.

(TNO) Chiều ngày 4.8, trao đổi với báo chí, trung tá Nguyễn Cao Khải, Đội phó Đội điều tra mua bán trẻ em thuộc Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, Nguyễn Thị Thanh Trang (đã bị bắt) là quản lý khu nhà mở (trông nom trẻ) ở chùa Bồ Đề, giúp việc cho ni sư Thích Đàm Lan và được trả lương 2 triệu đồng/tháng. Còn Phạm Thị Nguyệt (đã bị bắt) là người nhận mua cháu bé với giá 35 triệu đồng.

>> Vụ bắt quản lý trẻ mồ côi ở chùa Bồ Đề: Sư trụ trì lên tiếng
>> Tuyên dương người khuyết tật và trẻ mồ côi tiêu biểu
>> Bắt khẩn cấp quản lý trẻ mồ côi chùa Bồ Đề để điều tra về hành vi mua bán trẻ em
>> Mái ấm cho trẻ mồ côi

Trung tá Khải thông tin, qua điều tra, công an làm rõ: Vào tháng 10.2013, có một người phụ nữ  đi cùng 1 nam thanh niên đến chùa Bồ Đề gặp ni sư Thích Đàm Lan gửi một bé trai khoảng 4 ngày tuổi. Người phụ nữ này sau đó được xác định là Trần Thị Thu Hà (25 tuổi, ở huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ), mẹ cháu bé. Ni sư Thích Đàm Lan nói gặp Trang để làm thủ tục gửi lại bé ở nhà chùa. Sau đó, Trang hướng dẫn chị Hà làm thủ tục gửi trẻ.

Khoảng 1 tuần sau, anh Nguyễn Thành Long (ngụ tại Khu đô thị Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) là người thường xuyên tham gia hoạt động từ thiện tại chùa Bồ Đề đã xin nhận cháu bé làm con nuôi và đặt tên là Cù Huy Công.

Từ đó, anh Long thường xuyên tới đưa cháu về nhà để tiện chăm sóc. Tới chiều 31.12, Trang bất ngờ gọi điện cho anh Long nói sắp có đoàn kiểm tra nên phải đưa bé Công về chùa Bồ Đề. Ngay sau đó, gia đình anh Long đã đưa cháu Long trở lại chùa theo yêu cầu của Trang.

Công an triệu tập sư trụ trì chùa Bồ Đề
Trung tá Nguyễn Cao Khải trao đổi với các phóng viên

Tới ngày 4.1, vợ chồng anh Long tới chùa đón cháu Công về để đi khám bệnh. Nhưng lúc đó anh Long mới biết cháu Công không còn ở chùa Bồ Đề nữa. Khi vợ chồng anh Long thắc mắc hỏi thì Trang giải thích mẹ cháu Công tên Hà đã đưa cháu Công về nhà.

Hành trình mua bán trẻ em

Tuy nhiên, theo trung tá Khải, trước khi cháu Công được đưa vào chùa, Nguyệt có nhờ Trang tìm cho một đứa trẻ khỏe mạnh để làm con nuôi và Nguyệt hứa sẽ bồi dưỡng cho Trang một số tiền nhưng không nói cụ thể bao nhiêu.

Sau khi đồng ý nhận lời, Trang đã nói dối với Hà là đã đưa cháu về nhà nuôi. Để thực hiện việc này, Trang, Hà đã gặp Nguyệt để bàn giải quyết việc bán cháu Công. Cụ thể, Nguyệt yêu cầu Hà đưa chứng minh thư để đi công chứng.

Sau khi công chứng chứng minh thư, Nguyệt yêu cầu Hà phải viết giấy tường trình đã quan hệ bất chính với chồng của Nguyệt và sinh được cháu Công. Sau khi sinh phải giao lại cháu Công cho gia đình chị Nguyệt nuôi dưỡng chăm sóc. Việc mua cháu Công được thỏa thuận với giá 35 triệu đồng.

Ngày 22.6, Nguyệt gọi điện báo tin cho Hà là  cháu Công bị bệnh sởi. Tới ngày 23.6, cháu Công qua đời. Tới ngày 31.7, Nguyệt gọi điện cho Hà thông báo đã đưa cho Trang 35 triệu đồng, Nguyệt nói số tiền này Hà được hưởng 30 triệu đồng, gọi là tiền bồi dưỡng công sinh đẻ cháu Công.

Tại cơ quan công an, Trang và Nguyệt thừa nhận hành vi mua bán trẻ em.

Theo trung tá Khải, hiện cơ quan công an vẫn đang xác minh điều tra làm rõ có hay không chuyện cháu Công qua đời.

Trung tá Khải cho biết thêm, cơ quan công an đã triệu tập sư thầy Thích Đàm Lan - sư trụ trì chùa Bồ Đề và nhiều người liên quan lấy lời khai làm rõ.

Trả lời PV Thanh Online về chuyện có hay không đường dây mua bán trẻ em có quy mô tổ chức tại chùa Bồ Đề, trung tá Khải cho biết đang khẩn trương điều tra, mở rộng.

Hà An - Nguyễn Tuấn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.