(TNO) Ngày 4.8, Philippines cho biết nước này đang được nhận được sự ủng hộ từ Việt Nam, Indonesia và Brunei về "kế hoạch ba hành động" mà Manila đề xuất nhằm xoa dịu căng thẳng trên biển Đông.
>> Philippines đề xuất ‘kế hoạch ba hành động’ giảm căng thẳng ở biển Đông
>> Philippines đề xuất ngưng leo thang căng thẳng
Philippines dự kiến sẽ trình bày kế hoạch nói trên tại hội nghị Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức tại Myanmar trong tuần này, theo AFP.
Kế hoạch này được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đã có những tuyên bố chủ quyền “nuốt trọn” gần cả biển Đông.
Bắc Kinh trong những tháng gần đây liên tục có những động thái làm gia tăng căng thẳng nhằm củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý này trên biển Đông, theo AFP.
"Kế hoạch ba hành động" của Manila, bao gồm các biện pháp "ngay lập tức", "trung gian" và "cuối cùng" nhằm mục đích kêu gọi tạm ngừng những hành động làm leo thang căng thẳng và triển khai một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Cũng theo kế hoạch này, Philippines kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết năm 2002, đồng thời như đưa ra các cơ chế dựa vào luật quốc tế để giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho biết kế hoạch này sẽ được trình lên cuộc họp ASEAN tại Myanmar, khai mạc vào ngày 10.8, và cũng đã được Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario giới thiệu trong các chuyến thăm gần đây đến Brunei, Việt Nam cũng như Indonesia.
“Ông Rosario đã đến thăm các quốc gia trên và kế hoạch ba hành động của chúng tôi được ủng hộ”, ông Jose nói.
Theo ông Jose, ngoại trưởng Rosario và các đại biểu Philippines sẽ nỗ lực nêu lên "kế hoạch ba hành động" tại các phiên thảo luận ASEAN trong hội nghị lần này.
Các thành viên ASEAN là Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam đều có tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông với Trung Quốc.
Philippines đã nộp đơn kiện các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông ra Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật biển.
Cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN sẽ bao gồm các buổi hội đàm giữa các ngoại trưởng ASEAN và các đối tác thương mại là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra còn có một cuộc đối thoại an ninh khu vực với sự tham dự của lãnh đạo 27 quốc gia, bao gồm các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Nga và Úc, theo AFP.
Phúc Duy
>> Philippines đề xuất ‘kế hoạch ba hành động’ giảm căng thẳng ở biển Đông
>> Trung Quốc lên kế hoạch khai thác năng lượng mới ở biển Đông
>> Trung Quốc tập trận quét thủy lôi ở biển Đông
>> Mỹ, Singapore tập trận chung ở biển Đông
>> Trung Quốc dùng tàu cá 'độc chiếm' biển Đông - Kỳ 1: Bơm tiền cho ngư dân
>> Trung Quốc dùng tàu cá 'độc chiếm' biển Đông - Kỳ 2: Dùng cả hệ thống định vị quân sự
>> Mỹ: Căng thẳng ở biển Đông có phần hạ nhiệt
Bình luận (0)