Tăng lương hay bù trượt giá ?

05/08/2014 03:00 GMT+7

Lâu nay, theo lộ trình tăng lương của nhà nước ta, hình như đang thiếu sự minh bạch giữa thế nào là tăng lương với thế nào là bù trượt giá.

Lâu nay, theo lộ trình tăng lương của nhà nước ta, hình như đang thiếu sự minh bạch giữa thế nào là tăng lương với thế nào là bù trượt giá.

Đầu năm nay, Viện Công nhân và Công đoàn đã có cuộc khảo sát về vấn đề tiền lương, mức sống tối thiểu với 1.500 công nhân lao động tại 60 doanh nghiệp ở 12 tỉnh, thành.

Kết quả cho thấy, mức lương tối thiểu hiện nay (vùng 1: 3.990.000 đồng; vùng 2: 3.423.000 đồng, vùng 3: 2.973.000 đồng và vùng 4 là 2.481.000 đồng), chỉ đáp ứng 69 - 77% mức sống tối thiểu theo vùng.

Đây là "con số biết nói" về việc có hay không việc tăng lương để nâng cao đời sống người lao động hay thực chất chỉ là sự bù đắp cho trượt giá?

Trong Kết luận số 23-KL/TW của BCH Trung ương Đảng về lộ trình "Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt mức nhu cầu tối thiểu", nhưng theo phương án mà các cơ quan tham mưu trình thì: năm 2015: phương án 1 đạt 80%, phương án 2 đạt 83% nhu cầu sống tối thiểu vùng; tương tự năm 2016 đạt 90% và năm 2017 đạt 100%.

Trong khi việc tăng lương theo lộ trình để đạt đến “nhu cầu sống tối thiểu” phải phấn đấu đến 2017 còn rất khó khăn như vậy, thì người làm công, ăn lương vẫn phải chịu trượt giá hằng năm ở mức 6 - 7%.

Vậy thì gọi là tăng lương hay gọi là bù trượt giá mới đúng cho các lần điều chỉnh tiền lương này? Thiết nghĩ, chúng ta nên gọi đúng tên bản chất của sự việc.

Chúng ta chỉ thực sự được tăng lương khi mọi thứ vật giá đều ổn định, thậm chí, một số sản phẩm thiết yếu, một số lĩnh vực (hàng hóa theo nghĩa rộng) luôn ổn định. Người nhận lương năm trước so với người nhận lương sau khi tăng sẽ có tích lũy hơn được là bao nhiêu so với cũ? Và lúc đó mới nên xem như cái đích thực của câu chuyện tăng lương theo lộ trình.

Quốc Phong

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.