Làm giáo dục phải có tâm, có tài

06/09/2014 02:00 GMT+7

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc phản hồi về bài viết Chất lượng giáo dục không chỉ từ tiền đăng trên Thanh Niên ngày 5.9.

Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc phản hồi về bài viết Chất lượng giáo dục không chỉ từ tiền đăng trên Thanh Niên ngày 5.9.

Hoang phí

Có nhận thức, ý thức đúng và chín chắn về giáo dục mới có thể nâng chất lượng giáo dục lên được. Làm giáo dục phải là người có tài, có đức, còn giao tiền bạc cho người không có tâm, không có tài để họ giữ trọng trách trồng người sẽ rất hoang phí.

Phúc Hội
(trancuongphu@gmail.com)

Rối như canh hẹ

Ngân sách bỏ ra cho hội thảo, họp bàn về giáo dục lâu nay rất nhiều, rất tốn kém, nhưng xem ra bàn nhiều, nói nhiều mà giáo dục vẫn cứ rối như canh hẹ. Nên nhớ, giáo dục phổ thông là giáo dục để định hình phong cách làm người; còn giáo dục đại học, cao đẳng, trường nghề là dạy nghiệp, dạy nghề.

Đỗ Quang Đán
(quangdan@yahoo.com)

Đặt hàng cải cách, cải tổ giáo dục

Bộ GD-ĐT nên đặt hàng cải cách, cải tổ giáo dục cho các tổ chức trong và ngoài nước, nhất là từ các nước có nền giáo dục phát triển. Sau đó tổ chức cho toàn dân đóng góp, phản biện hoàn chỉnh, rồi chọn một số tỉnh, thành có tính chất đặc thù cho từng vùng miền, chỉnh sửa hội thảo, bổ sung trước khi áp dụng thống nhất. Không nên nay cải cách thế này, mai cải cách thế kia, vừa tốn tiền của xã hội vừa không đạt được mục tiêu, mục đích đề ra.

Sông Cầu
(songcau@gmail.com)

Chú trọng chất lượng giáo viên

Chất lượng giáo viên cũng là điều quan trọng. Giáo viên giỏi và yêu nghề thì sẽ biết cách truyền đạt kiến thức tốt nhất cho học sinh, sẽ luôn tự nâng cao trình độ của mình, cập nhật kiến thức mới và sẽ không ngại để cho học trò chất vấn. Hơn nữa, giáo viên giỏi thì các cấp lãnh đạo từ đó đi lên cũng sẽ là những người giỏi và thật sự có tâm huyết. Người không có tâm, yếu năng lực, thiếu khả năng mà quản lý giáo dục thì chỉ làm hư hỏng thêm ngành giáo dục nước nhà mà thôi.

Nguyễn Thủy
(daonguyen.thuy@yahoo.com)

Lê Thanh Cao  Chúng ta đã tiêu tốn cho giáo dục quá nhiều tiền bạc nhưng kết quả như thế nào thì ai cũng đã rõ. Vậy thì tiền bạc đã đi đâu, về đâu trong khi nền giáo dục của ta luôn lạc hậu, không bắt nhịp kịp thời cuộc sống?

Lê Thanh Cao
(Q.8, TP.HCM)

Có thể nói nền giáo dục của ta chẳng giống ai, cứ dạy học trò thành những con vẹt (ở bậc phổ thông), hoặc tạo ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ (ở bậc cao đẳng, đại học). Nếu không thay đổi tư duy về đồng tiền làm khuynh đảo giáo dục như bài báo đề cập, thì nền giáo dục nước nhà vẫn cứ loay hoay mãi trong ao làng.

Nguyễn Văn Hùng
(TP.Huế, Thừa Thiên-Huế)

 
 Nguyễn Văn Hùng

 

Bùi Chiến
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Phản hồi về loạt bài Lãng phí bảng tương tác
>> Mỗi học sinh tiểu học phải sắm một máy tính bảng! - Kỳ 3: Không thể áp đặt
>> Mỗi học sinh tiểu học phải sắm một máy tính bảng ! - Kỳ 2: Khi nhà quản lý chuộng hình thức
>> Mỗi học sinh tiểu học phải sắm một máy tính bảng !

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.