|
Trong lúc vẽ bản đồ thềm biển, các nhà khoa học tại Đại học New Hampshire (Mỹ) đã tìm được miệng núi lửa 100 triệu năm tuổi gần đảo san hô vòng Johnson.
Đỉnh của “quái vật” khổng lồ vươn đến độ cao 1.100m từ thềm biển sâu 5.100m, theo PTI dẫn dữ liệu do các chuyên gia Mỹ thu được.
Các chuyên gia đã sử dụng công nghệ dội âm đa tia đo độ sâu, giúp dựng nên hình ảnh chi tiết về thềm biển nghiên cứu.
Hầu hết các đỉnh núi dưới nước dạng này không thể nào tìm được bằng dữ liệu vệ tinh thông thường.
Núi lửa nằm trong phạm vi thềm lục địa của Mỹ, cách đảo Jarvis khoảng 300 km, có nghĩa Mỹ có quyền hạn pháp lý để tiến hành nghiên cứu thêm về núi lửa, chẳng hạn như phân tích trầm tích và loại đá cấu thành nên núi lửa.
Phi Yến
>> Cảnh báo đỏ về núi lửa Iceland
>> Núi lửa phun ở Indonesia, 14 người chết
>> Núi lửa phun trào, hàng ngàn người sơ tán
Bình luận (0)