(TNO) Không phải vô cớ mà sang tận Hàn Quốc, đến sát trước trận đấu đầu tiên với Iran, tuyển Olympic Việt Nam mới xác định được đội trưởng, tất cả đều nằm trong tính toán của HLV Toshiya Miura.
>> Tuyển Olympic Việt Nam thay đổi mục tiêu ở ASIAD 2014
>> Nhiều cầu thủ Olympic Việt Nam có thể lên đội tuyển
>> HLV Olympic Việt Nam đau đầu tìm người thay thế Huy Toàn
|
Đến Việt Nam và chính thức nhận tuyển Olympic Việt Nam vào tháng 8, ấy thế nhưng phải đến sát giờ thi đấu trận đầu tiên ở ASIAD 2014 gặp Iran, HLV Toshiya Miura mới gọi tên đội trưởng Hoàng Thịnh.
Đấy là nét rất khác so với truyền thống ở Việt Nam. Từ xưa đến nay, bất kể "triều đại" nào từ thầy nội đến thầy ngoại đều chung một quy trình: tiếp quản đội, họp đội và sớm bầu ra ban cán sự ngay ở lần tập trung đầu tiên, thậm chí ngày tập trung đầu tiên.
Chỉ có ông Miura làm ngược lại, tập trung và cho ăn tập du đấu thật kỹ, thật đã đời. Phải đến sát giờ xuất trận mới chỉ định chủ nhân của chiếc băng thủ quân.
Đã có những ý kiến lo ngại về quy trình ngược ấy của ông thầy người Nhật, bởi cách làm chưa có tiền lệ ấy tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Thế nhưng cách làm của ông thầy người Nhật đã cho ra nghiệm đúng, ít nhất với trường hợp của tuyển Olympic Việt Nam đang làm nên bất ngờ tại Incheon (Hàn Quốc).
|
“Từ khi HLV Toshiya Miura lên nắm quyền, ở tuyển Olympic hay tuyển Việt Nam đều giống nhau, đặt tính cạnh tranh công bằng lên trên hết.
Theo góc nhìn của tôi, thầy Miura sở dĩ làm như vậy là để anh em không bị xao nhãng và tập trung quá nhiều vào chuyện đội trưởng, đội phó.
Ngay từ ngày đầu tập trung, tất cả đều biết rõ sẽ không vội bầu chọn ra đội trưởng, nhiệm vụ của cả đội là thể hiện bản thân thật tốt, làm thật tốt những gì ông ấy yêu cầu.
Điều này khác hoàn toàn với các đời huấn luyện viên trước. Nhưng nếu nhìn lại những gì HLV Miura đã làm, tôi thấy nó là điều không hề vô tình mà có thâm ý bên trong”, tiền vệ Tấn Tài nhận xét.
Phân tích của tiền vệ Tấn Tài, người đã kinh qua quá nhiều triều đại các ông thầy từ Riedl, Tavares, Calisto đến trong nước như Phan Thanh Hùng, Hoàng Văn Phúc hẳn có cái lý của nó.
Thực tiễn ở Việt Nam, trong mọi trường hợp các HLV đều muốn tạo ra tính cạnh tranh trong lòng đội bóng. Nhưng để làm được điều đó, và nhất là duy trì tính cạnh tranh đấy luôn khó hơn rất nhiều với việc nói ra.
Quốc Việt
Bình luận (0)