Bất động sản (BĐS) khu Đông của TP.HCM, nhiều năm qua vốn được xem là “thiên đường” với sự xuất hiện ồ ạt của nhiều “đại dự án” ở khu vực Q.2, Q.9. Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nơi vẫn không khỏi hoang vắng vì những dự án còn dang dở. Với sự xuất hiện của một số dự án biệt thự, nhà phố của chủ đầu tư “có tầm”, đang được kỳ vọng là tín hiệu lạc quan cho BĐS khu Đông thời gian tới.
Hạ tầng bứt phá hỗ trợ cửa ngõ phía Đông
Theo đánh giá của ông Marc Townsend, Tổng giám đốc điều hành CBRE Việt Nam, một trong những điểm nhấn của thị trường BĐS năm 2014 là sự bứt phá của hạ tầng. Những nơi nào có chính sách phát triển hạ tầng tốt sẽ kéo theo điểm nhấn của thị trường, trong đó khu vực cửa ngõ phía Đông TP.HCM là một trong những điểm nhấn.
Thực tế, đến thời điểm này, khu Đông chính là nơi có sự bứt phá mạnh và khá hoàn thiện về hạ tầng. Cụ thể, hầm Thủ Thiêm và đường Võ Văn Kiệt, cầu Sài Gòn 2 hiện đã hoàn chỉnh, nối liền khu vực Q.2, Q.9 với trung tâm TP.HCM. Một loạt tuyến đường từ Q.2, Q.9 nối với Q.7 bằng cầu Phú Mỹ, nối với trung tâm TP.HCM qua Đại lộ Võ Văn Kiệt đã được khơi thông. Mới đây, tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đã thông xe giai đoạn 1, giúp cho việc di chuyển từ TP.HCM đi Long Thành chỉ khoảng 15 phút. Hiện tại, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, tuyến metro đầu tiên của TP.HCM đang có những động thái mới để đẩy nhanh tiến độ thi công...
Theo phân tích của giới kinh doanh địa ốc, hạ tầng và BĐS có mối liên hệ mật thiết với nhau, bởi sự phát triển của hạ tầng sẽ làm gia tăng giá trị BĐS. Ông Thạch Bình, Giám đốc Kinh doanh và Tiếp thị Công ty cổ phần Xây dựng Sài Gòn (SCC) nhận xét, thị trường nhà đất ở các quận trung tâm đã có mức giá khá cao và đang bão hòa, trong khi đó, khu Đông giá ở mức vừa phải và đặc biệt là có tiềm năng phát triển rất tốt nhờ vào vị trí cũng như chính sách phát triển hạ tầng.
“Từ đầu năm đến nay, nhất là từ quý 3/2014, mọi người đã nhìn nhận đầu tư vào BĐS là một kênh đầu tư hiệu quả. Tuy nhiên, tâm lý tiêu dùng của khách hàng có dấu hiệu chọn lọc và khắt khe hơn”, ông Bình nói và cho rằng những dự án với quy mô lớn, quy hoạch đồng bộ, mật độ xây dựng thấp, giao thông thuận tiện, chú trọng đến môi trường sống xanh đang là mục tiêu săn lùng của khách hàng vì ngoài mục đích an cư, họ còn “ngắm” vào tiềm năng phát triển của dự án.
Cũng cần nói thêm rằng ngoài lợi thế về hạ tầng thì vị trí nằm ở cửa ngõ TP.HCM nối với khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh phía Bắc; cùng với đó là nơi tiếp giáp 2 dòng sông lớn, trong đó, sông Sài Gòn uốn cong trước khi đổ ra biển lớn tạo nên giá trị về “phong thủy”, sự hài hòa với cảnh quan thiên nhiên… cũng là những “điểm nhấn” quan trọng tạo nên giá trị của các dự án BĐS khu vực Q.2 và khu Đông.
“Giấc mộng khu Đông” cần nhà đầu tư có tâm, có tầm
Lợi thế BĐS khu Đông đã rõ, nhưng thực tế thì nhiều dự án với hàng trăm căn biệt thự đang bị bỏ hoang, không ít dự án đang phá vỡ mỹ quan đô thị và niềm tin của người mua. Theo nhận định của các chuyên gia về bất động sản tại TP.HCM, nguyên nhân khiến nhiều dự án BĐS khu Đông bị bỏ hoang là do các nhà đầu tư dồn dập đổ vốn vào các dự án để đón hạ tầng giao thông nhưng quy hoạch thì đã có từ lâu mà tiến độ triển khai thì quá chậm; nhiều nhà đầu tư thứ cấp đầu cơ với hy vọng mua đi, bán lại, đẩy giá lên cao. Nhưng khi thị trường gặp khó khăn, giá bán BĐS lao dốc thì các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính hạn chế đã không thể hoàn thiện các dự án, các nhà đầu cơ cũng không bán được hàng.
Một nguyên nhân khác cũng được nhìn nhận, đó là việc chưa hội đủ các yếu tố “nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” hoặc có mật độ xây dựng cao, tỷ lệ “xanh hóa” trong dự án chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người mua... đã khiến không ít dự án nhà ở, căn biệt thự có kiểu dáng sang trọng chưa hấp dẫn được khách hàng.
Và giấc mộng “thiên đường” của BĐS khu Đông sẽ thành dang dở nếu như thiếu đi các nhà đầu tư có tâm, có tầm. Trong bối cảnh hiện nay, khi bất động sản đã quay về giá trị thật, là thời điểm chín muồi để những dự án đất nền có hạ tầng, quy hoạch, cảnh quan hoàn thiện... triển khai xây dựng và tung hàng.
Tín hiệu lạc quan cho cửa ngõ phía Đông
Hiện, trên địa bàn Q.2 đã xuất hiện những dự án tiềm năng như khu dân cư Cát Lái, khu dân cư Đông Thủ Thiêm, khu đô thị phát triển An Phú… Trong đó, Khu đô thị PhoDong Village, do SCC làm chủ đầu tư, là một trong những dự án hội tụ nhiều yếu tố “thiên thời, địa lợi” và khắc phục được nhiều “yếu điểm” của các dự án BĐS tại khu Đông hiện nay. Dự án này có tổng diện tích hơn 41 ha, là dự án khu đô thị quy mô lớn được quy hoạch và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội nằm xen kẽ giữa các mảng xanh với mật độ cây xanh cao, với đầy đủ các chức năng như: thương mại, dịch vụ, cư trú, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe… Mật độ xây dựng của dự án rất thấp chỉ 24,09% cho thấy quỹ đất dành cho mảng xanh thiên nhiên và các khu vực chức năng được chủ đầu tư quan tâm.
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, khu vực Q.2 được xác định là khu trung tâm của thành phố mới với hướng ưu tiên phát triển theo trục phía Đông do có các tuyến giao thông công cộng lưu lượng lớn. Nơi đây sẽ phát triển các khu đô thị lớn mở rộng, đồng bộ về hạ tầng xã hội, tập trung về kinh tế tài chính, văn hóa giải trí và du lịch. Với các lợi thế tiềm năng, PhoDong Village và một số dự án nổi bật khác đã và đang nhận được những phản hồi tích cực từ phía khách hàng
Hồng Sơn
Bình luận (0)