|
Theo ông Trần Văn Hào, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án thủy điện 4, số tiền này là đền bù cho những hộ dân chưa được cấp đủ định mức đất sản xuất (từ 1-1,2 ha/hộ) nên được cân đối bằng tiền, với tổng diện tích được đền bù trên 39,5 ha, trong đó, hộ nhận nhiều nhất là 60 triệu đồng.
Theo Chủ tịch UBND xã Hơ Moong, ông Nguyễn Văn Nệm, địa phương có 749 hộ dân nằm trong vùng Dự án thủy điện Plei Krông. Mãi đến nay, 137 hộ cuối cùng của xã mới được nhận tiền đền bù này.
Cầm số tiền 42,5 triệu đồng trên tay, ông A Toen, làng Đăk Wơt bảo: theo định suất, gia đình ông nhận 1 ha đất ở và canh tác. Thế nhưng 10 năm qua, gia đình chưa nhận đủ đất này, không có tiền mua đất, sống khổ lắm. Nguyên nhân là địa phương thiếu đất bố trí cho tái định cư.
Trước đó, Thanh Niên Online đã phản ánh, dự án thủy điện xây dựng năm 2003 tại tỉnh Kon Tum, hàng ngàn người dân ở 2 huyện là ĐăkTô, Sa Thầy và TP.Kon Tum nằm trong vùng dự án phải di dời, mất đất sản xuất.
Tuy nhiên, kéo dài sau 11 năm, hàng trăm hộ dân thuộc vùng dự án thủy điện nay vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Trao đổi với Thanh Niên Online, Giám đốc Ban quản lý Dự án thủy điện 4, ông Tạ Văn Luận cho hay: Cùng với lần đền bù này, đơn vị đang tiến hành lập hồ sơ chi tiết, áp giá liên quan đến bồi thường, hỗ trợ trước đây còn thiếu về đất sản xuất, hỗ trợ ngừng sản xuất, bồi thường hoa màu và xử lý tồn tại phát sinh mới để giải ngân dứt điểm tiền đền bù cho người dân nằm trong dự án thủy điện Plei Krông.
Phạm Anh
>> 11 năm chờ tiền đền bù từ dự án thủy điện Plei Krông
>> Có thể thu hồi dự án thủy điện Đakrông 4
>> Nhiều DN thủy điện nợ phí dịch vụ môi trường rừng
>> Dân tái nghèo vì thủy điện
Bình luận (0)