(TNO) Với đất nước có dân số gần 1,4 tỉ người, nhưng nền bóng đá Trung Quốc vẫn thua xa các nước khác trong châu lục. Ở cấp độ các đội tuyển trẻ, thành tích của bóng đá Trung Quốc rất nghèo nàn nếu không muốn nói là con số không tròn trịa.
>> Bật mí người thay Đông Triều ở U.19 Việt Nam
>> HLV Trung Quốc xem thường U.19 Việt Nam
>> U.19 Việt Nam ngại 'nhân tố bí ẩn' ở Nay Pyi Taw
|
HLV trưởng U.19 Trung Quốc Zheng Xiong đã phát biểu trong buổi họp báo vòng chung kết (VCK) U.19 châu Á 2014 rằng ông không quan tâm đến đối thủ Việt Nam mà chỉ xem băng hình của U.19 Nhật Bản và U.19 Hàn Quốc. Điều này thể hiện sự xem thường của HLV người Trung Quốc với đội quân của HLV Guillaume Graechen.
Tuy nhiên, dù có thái độ xem thường U.19 Việt Nam như vậy, nhưng tại đấu trường châu Á, thành tích bóng đá của các đội tuyển U.19 Trung Quốc rất nghèo nàn.
Giải U.19 châu Á 2010, với lợi thế là nước chủ nhà, nhưng Trung Quốc phải dừng chân từ vòng 1/8 sau khi bị U.19 CHDCND Triều Tiên đánh bại với tỷ số 2-0.
Đến giải U.19 2012, U.19 Trung Quốc thua muối mặt sau khi thua cả 3 trận vòng bảng: thua Thái Lan 1-2, thua Iraq 1-2, thua Hàn Quốc 0-1.
|
Đến vòng loại Giải U.19 châu Á 2014, trong khi Việt Nam đoạt vé chính thức vào VCK với các chiến thắng vang dội trước Úc (5-1), Đài Loan (6-1), Hồng Kông (5-1), thì Trung Quốc phải đi cửa sau nhờ là một trong những đội nhì bảng có thành tích tốt nhất.
Tại các giải đấu ở độ tuổi U.19, Việt Nam và Trung Quốc chưa một lần gặp nhau, nhưng cách đây 14 năm, Văn Quyến, Lâm Tấn, Như Thuật cùng các đồng đội đã làm nên chiến thắng lịch sử 3-2 trước U.16 Trung Quốc tại VCK giải U.16 châu Á.
|
Theo quan sát của chúng tôi tại Myanmar, trong các buổi tập trước giải, Trung Quốc không thật sự tin về khả năng của mình nên luôn lo ngại khi thấy người lạ theo dõi buổi tập. Không chú tâm vào huấn luyện cho cầu thủ, các trợ lý và trưởng đoàn U.19 Trung Quốc cứ ngó dáo dác quanh sân và phản ứng khi thấy người lạ xuất hiện.
Ở cấp độ đội tuyển quốc gia, Trung Quốc tự hào là đội từng góp mặt ở vòng chung kết World Cup. Nhưng ở giải đấu đó (2002), Hàn Quốc và Nhật Bản là nước chủ nhà, nên đội bóng của đất nước 1,4 tỉ dân này mới có thể chen chân vào.
Sau World Cup 2002, bóng đá Trung Quốc chỉ được nhắc đến trên trường quốc tế về những vụ việc cá cược, dàn xếp tỷ số. Còn ở châu lục, họ thường là “quân xanh” ở các giải đấu cấp đội tuyển.
Bài, ảnh: Quang Huy - Độc Lập
(từ Myanmar)
Bình luận (0)