|
Trước đó, từ ngày 6.10, do có mưa lớn liên tục nên mực nước hồ Dầu Tiếng đạt cao trình 23,26 m, cao hơn tung độ trên đường phòng phá hoại 0,17 mét, mực nước vẫn tiếp tục tăng từ 8-10 cm/ngày. Do đó, kể từ ngày 9.10, công ty xả tràn đập để hạ thấp mực nước hồ với lưu lượng 100 m3/giây. Và kể từ ngày 12.10, hồ Dầu Tiếng đã tăng lưu lượng xả lũ xuống sông Sài Gòn lên 150 m3/giây.
Theo đó, kể từ sáng 12.10, mọi hoạt động trong hệ thống công trình thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa sẽ được duy trì thực hiện nghiêm theo quy chế phòng chống lụt bão ở mức báo động 2.
Trước tình hình này, cán bộ, nhân viên thực hiện chế độ trực 24/24 giờ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an canh trực hồ nước thường xuyên kiểm tra quan trắc, tuần tra bảo vệ các hạng mục công trình tại các khu vực trọng yếu như: Tràn xả lũ đập phụ, đập chính, đập phụ Suối Đá, đập Bầu Vuông…, kịp thời báo cáo về Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh nắm tình hình hằng ngày, tìm cách ứng phó khi có sự cố xảy ra.
Công ty Dầu Tiếng-Phước Hòa cũng đề nghị Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các địa phương Tây Ninh, Bình Dương, Long An, TP.HCM cần chủ động chuẩn bị phương án phòng lũ cục bộ, di dời dân vùng ảnh hưởng ven sông, trong trường hợp hồ xả lũ xuống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông với lưu lượng lớn hơn.
Cũng theo công ty, mực nước đo được sáng 13.10 đang ở cao trình 23,93 mét, cao hơn quy trình cho phép 3,97 m.
Giang Phương
>> Hồ Dầu Tiếng thả bổ sung 500.000 con cá giống
>> Chuẩn bị các phương án ứng phó do xả lũ hồ Dầu Tiếng
>> TP.HCM ứng phó với xả tràn hồ Dầu Tiếng
>> Diễn tập ứng phó tình huống vỡ đập hồ Dầu Tiếng
Bình luận (0)