Nhóm này đưa ra lý do là chiến dịch phong tỏa “khiến người dân Hồng Kông chịu đựng quá nhiều”, nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Tính đến ngày 12.10, chiến dịch phong tỏa trung tâm Hồng Kông của phong trào chống đối đã bước sang ngày thứ 15 với hàng ngàn người tiếp tục chiếm các con đường gần trụ sở chính quyền và một số khu vực khác. Cảnh báo của nhóm chống biểu tình tiếp tục gây lo ngại về an ninh sau khi đã xảy ra nhiều vụ bạo lực giữa 2 phe ủng hộ và chống biểu tình, khiến nhiều người bị thương.
Cũng trong ngày 12.10, Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh cảnh báo trên Đài TVB rằng phong trào chiếm cứ trung tâm đã “vượt ngoài tầm kiểm soát” của các thủ lĩnh biểu tình, nhưng khẳng định chính quyền sẽ tiếp tục biện pháp thương lượng, thuyết phục và “chỉ triển khai lực lượng giải tán khi cần thiết”. Ông Lương cũng tuyên bố sẽ không từ chức, với lập luận rằng việc ông ra đi không giải quyết được vấn đề vì người biểu tình đòi Quốc hội Trung Quốc rút quyết định về giới hạn ứng viên tranh cử chức lãnh đạo đặc khu. Ông Lương khẳng định yêu cầu này là “điều không thể”.
Trước đó, trong thư ngỏ gửi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng hội Sinh viên Hồng Kông (HKFS) nhấn mạnh: “Nếu chính quyền trung ương tự tin về cách điều hành của mình thì không cần phải sợ việc trưởng đặc khu được bầu bởi người dân Hồng Kông”. Cuối thư, HKFS đưa ra 3 yêu cầu: chính quyền Hồng Kông “phải chịu trách nhiệm và giải trình về các hành động của họ trước người dân và sửa sai; thiết lập hệ thống bầu cử dân chủ bình đẳng; và để duy trì nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”; “vấn đề Hồng Kông phải do người Hồng Kông giải quyết cũng như những vấn đề chính trị phải giải quyết theo cách chính trị”. Chính quyền Trung Quốc và bản thân Chủ tịch Tập chưa có phản ứng về bức thư này.
Văn Khoa
>> Đặc khu trưởng Hồng Kông cảnh báo biểu tình mất kiểm soát
>> Sinh viên Hồng Kông gửi thư cho Tập Cận Bình
>> Người biểu tình Hồng Kong dựng lều phong tỏa trung tâm
Bình luận (0)