3 lý do để Bộ GD-ĐT biên soạn một bộ SGK

22/10/2014 06:45 GMT+7

Trong phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội sáng 20.10, ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thừa ủy quyền của Thủ tướng, đọc tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.

 
Dự kiến SGK mới sẽ được áp dung từ năm học 2018-2019 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

>> Một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa

Chính phủ đề xuất chủ trương có một chương trình giáo dục phổ thông và nhiều bộ SGK. Bộ tổ chức xây dựng và ban hành chương trình và tiêu chí đánh giá SGK; phê duyệt cho phép sử dụng SGK trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK; ban hành quy định về việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông. SGK mới được biên soạn theo phương án các tổ chức, cá nhân biên soạn trên cơ sở chương trình. Bộ tổ chức biên soạn một bộ SGK.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội đã tán thành phương án trên với 3 lý do: Đảm bảo sự chủ động về thời gian công việc và kiểm soát được chất lượng nội dung cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới chương trình, SGK trên quy mô toàn quốc. Việc biên soạn song hành một bộ SGK cung cấp tài liệu giáo dục để tổ chức dạy học thực nghiệm cần thiết cho việc ban hành chính thức chương trình giáo dục phổ thông. Vì lợi ích của học sinh và chất lượng giáo dục, có thể bán đấu giá bản quyền bộ SGK do Bộ biên soạn cho các nhà xuất bản để phát hành, kinh phí thu được nộp ngân sách nhà nước.

Tuệ Nguyễn

>> Cần bao nhiêu tiền làm sách giáo khoa ?
>> Cần bao nhiêu tiền làm sách giáo khoa ? - Kỳ 2: Những cách làm ít tốn kém
>> Cần bao nhiêu tiền làm sách giáo khoa? - Kỳ 3: Không nên áp dụng cơ chế bao cấp
>> Đổi mới chương trình - sách giáo khoa: Cách làm cũ, khó ra kết quả mới
>> Đề án đổi mới chương trình - sách giáo khoa: Từ hơn 30.000 tỉ xuống gần 800 tỉ đồng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.