Giá trị khảo cổ đặc biệt tại tháp Po Dam

23/10/2014 05:00 GMT+7

Sở VH-TT-DL Bình Thuận vừa phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ tổ chức hội thảo khoa học tại chân tháp Po Dam (còn gọi là tháp Pô Tằm) ở xã Phú Lạc, H.Tuy Phong, Bình Thuận.

Giá trị khảo cổ đặc biệt tại tháp Po Dam
Các nhà khoa học và đồng bào người Chăm tìm hiểu những giá trị mới nhất của tháp Po Dam hôm 21.10 - Ảnh: Quế Hà

Thạc sĩ Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận, cho biết sau gần 2 năm khai quật, toàn bộ kiến trúc của các đế tháp cổ đã lộ nguyên hình.

Ở giai đoạn 1 (năm 2013), các nhà khảo cổ chỉ tìm thấy các vật lạ như bàn đá, nhẫn mư ta và giai đoạn 2 (từ tháng 7.2013 - 10.2014) cuộc khai quật đã phát hiện thêm 2 đế tháp mới. Đặc biệt, có 1 tháp có đế dài tới 14,3 m. Tháp này lại có tới 2 cửa theo hướng bắc và nam.

Ngoài ra, các nhà khoa học còn phát hiện 1 bia ký bằng đá tại chỗ có in chữ Phạn cổ, nặng khoảng 1,5 tấn. Theo bản dịch của các nhà khoa học thì bia đá cổ này được ghi niên đại là năm 710 (tức đầu thế kỷ thứ 8).

PGS-TS Bùi Chí Hoàng, Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ, cho biết: “Nét độc đáo của hệ thống tháp cổ Po Dam vừa phát hiện là có kiến trúc theo 2 trục đông - tây và nam - bắc. Tất cả các tháp Chăm cổ đều theo trục đông - tây, nhưng hệ thống tháp ở Po Dam còn có những tháp trục nam - bắc. Đây là điều đặc biệt lạ, cho thấy Po Dam có giá trị to lớn cả về vật thể và phi vật thể”.

Quế Hà

>> Khảo cổ dưới nước vừa thiếu, vừa yếu
>> Phát hiện di tích khảo cổ thời đồ đá cũ
>> Hỗ trợ khảo cổ học dưới nước 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.