Premier League giàu tiền bạc, Bundesliga giàu tình yêu

16/11/2014 16:10 GMT+7

(TNO) Premier League vẫn luôn tự hào vì con số gần 14 triệu người vào sân xem mùa giải 2013-2014 của họ, hơn Bundesliga (13 triệu người) và La Liga (10 triệu).

(TNO) Premier League vẫn luôn tự hào vì con số gần 14 triệu người vào sân xem mùa giải 2013-2014 của họ, hơn Bundesliga (13 triệu người) và La Liga (10 triệu).

>> 5 bản hợp đồng thú vị nhất mùa hè của Bundesliga
>> Giá vé xem Bundesliga đang tăng cao
>> Bundesliga đâu chỉ là chiếc đĩa bạc
>> Premier League lập kỷ lục với 835 triệu bảng tiền mua sắm
>> Siêu sao 'né' Premier League
>> Premier League phá kỷ lục chuyển nhượng

 
Số lượng khán giả vào sân mỗi trận đáng mơ ước của Bundesliga

Dựa theo kết quả mà Sportmail vừa công bố ở trên, nếu so sánh trên bình diện những con số, khoảng cách giữa Premier League (Anh) và Bundesliga (Đức) tương đối đáng kể.

Tuy nhiên, nếu tính kỹ, Bundesliga (18 câu lạc bộ) chỉ có 306 trận đấu diễn ra so với Premier League (20 CLB) là 380 trận đấu. Vì thế, trung bình, có 42.609 khán giả bước vào sân xem mỗi trận đấu tại nước Đức, cao hơn nhiều so với con số 36.695 của nước Anh.

Tất nhiên bộ phận PR của Premier League sẽ nhanh chóng nhấn mạnh rằng con số tổng mới là quan trọng để xếp hạng giải đấu của họ đáng xem hơn. Thế nhưng nếu họ quên mất một điều quan trọng hơn tiền bạc, đó là "linh hồn" của những trận đấu.

Bầu không khí trong các sân vận động tại Bundesliga không chỉ mê hoặc bởi vì giá vé rẻ, bia miễn phí có sẵn và người hâm mộ có thể đứng hay ngồi tùy thích. Sức hút đối với người hâm mộ còn ở chỗ họ cảm nhận được câu lạc bộ mà họ đang cổ vũ thật sự thuộc về họ.

 
Tại nước Đức, cầu thủ và khán giả như người thân của nhau - Ảnh: AFP

Nhân viên và các vị lãnh đạo ở dưới sân hay trên khu V.I.P đều là những người mà khán giả biết rõ, dưới sân cỏ thì đầy ắp những tài năng địa phương, đội bóng chẳng thuộc về một "đại gia" nào lạ lẫm và do đó câu lạc bộ luôn ở trong tim các cổ động viên, các cầu thủ thuộc về tất cả mọi người.

Các CLB ở Đức đương nhiên biết rõ tài chính, danh tiếng của mình sẽ tốt hơn rất nhiều nếu họ trao quyền sở hữu cho một nhà đầu tư hoặc một chính trị gia nào đó, từ Mỹ chẳng hạn. Nhưng họ không làm điều này. Bởi họ không bán linh hồn của mình.

Nếu ở nước Anh, một CLB bỗng nhiên giàu có nhờ đại gia nào đó chống lưng (như Abramovich hoặc Abu Dhabi chẳng hạn) rồi đội bóng đó bỗng nhiên mua sắm loạn xạ, được chú ý hơn, đá tốt hơn... là điều bình thường thì ở nước Đức, không hề xảy ra chuyện này.

 
Bayern tặng những chiếc khăn cho khán giả nhân kỷ niệm 120 năm của CLB - Ảnh: AFP

Tại Bundesliga, bóng đá chưa bao giờ quên trật tự tự nhiên của sự vật: CLB đá hay, có danh hiệu bằng những chiến thắng nức lòng với lối đá đẹp mê hồn thì mới được yêu mến và tất nhiên tiền bạc đến tới tấp. Họ nhận được tiền bạc và danh tiếng sau những trận thắng, chứ không phải ngược lại.

Trong nhiều năm qua, người Đức luôn ghen tị với số lượng khán giả đến sân đông nghẹt của giải đấu cao nhất của nước Anh. Nhưng bây giờ họ đang vô cùng tự hào rằng họ đã đuổi kịp Premier League mà không ảnh hưởng lý tưởng của họ.

Có lẽ nước Anh cần phải để ý hơn đến những trận đấu giàu tiền bạc mà thiếu cảm xúc của mình.

Kim Chao

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.