Chuyện một người Mỹ muốn... ở tù tại Triều tiên

23/11/2014 19:00 GMT+7

(TNO) Matthew Miller chuẩn bị tất cả từ việc xóa sạch thông tin trên mạng xã hội đến cố ý làm hỏng VISA, khai giả thông tin liên lạc khẩn và nhiều thứ khác, tất cả chỉ để được... ở lại Triều Tiên, chấp nhận mọi tra tấn.

>> 2 người Mỹ được Triều Tiên trả tự do đã đến Washington
>> Triều Tiên bất ngờ trả tự do 2 người Mỹ

 Miller thừa nhận cố tình muốn ở lại Triều Tiên - Ảnh: Reuters
Miller thừa nhận cố tình muốn ở lại Triều Tiên - Ảnh: Reuters

“Nỗi sợ lớn nhất của tôi khi đặt chân đến đây là việc họ không bắt giữ tôi. Tôi cố ở lại nơi này. Họ muốn tôi đi, trong đêm đầu tiên họ đã nói 'hãy biến khỏi đây trong chuyến bay sắp tới’, nhưng tôi từ chối”. Đó là trích đoạn tờ The Guardian lấy lại từ trang tin về Triều Tiên NK News, phỏng vấn một chàng trai đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ việc... cố tình ở lại Triều Tiên, chấp nhận bị bắt giữ: Matthew Todd Miller.

Soạn kế hoạch như... Michael Scofield

Nếu theo dõi loạt phim truyền hình Vượt Ngục (Prison Break), bạn sẽ thấy nhân vật Michael Scoffield luôn chuẩn bị rất kỹ càng từng chi tiết trong kế hoạch. Anh ta cố tình phạm pháp để vào tù cứu anh trai. Và sẽ có chút gì đó tương đồng trong trường hợp của Matthew Miller.

Sau gần 2 tháng bị giam ở Triều Tiên, từ 14.9 đến 8.11 năm nay, Miller đã được thả tự do. Trang NK News đã phỏng vấn Miller để tìm ra động cơ quanh việc chàng trai 25 tuổi muốn ở lại Triều Tiên, nơi đối với đa phần người Mỹ, lệnh bắt giam là thảm họa.

Tháng 4 năm nay, hãng tin Triều Tiên KCNA tuyên bố bắt một người Mỹ tại sân bay Pyongyang sau khi anh ta xin tị nạn. Báo chí thế giới vốn nhạy cảm về vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên, lại chú trọng tình hình ngoại giao căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Nhà Trắng nên nhanh chóng vào cuộc. Có điều, chính nhân vật Miller lại thú nhận mình sai hoàn toàn.

 Bàn Môn Điếm - Ảnh: AFP

Không một ai tìm ra thông tin của Miller lúc ấy vì anh ta đã... xóa sạch tất cả trên mạng xã hội. Sau này người ta mới biết, trong chuyến bay từ Trung Quốc sang Triều Tiên, anh này chủ động làm hỏng visa du lịch của mình.

Khi kiểm tra máy tính cá nhân của Miller, người ta phát hiện nhiều chi tiết cho thấy anh ta muốn tách biệt, không nhận bất cứ một sự hỗ trợ nào của Mỹ.

Tất cả, chỉ là một sự chuẩn bị hoàn hảo cho việc cố ý xâm nhập Bình Nhưỡng. Và để “phạm pháp” hơn, Miller còn tạo ra nhiều nghi vấn cho thấy anh ta là một tin tặc, có thể đang làm cho WikiLeaks, đánh cắp bí mật quân sự các nước, dĩ nhiên có Triều Tiên.

Kết cục bất ngờ

Theo Miller, anh đã chuẩn bị tinh thần đón nhận mọi tra tấn, nhưng thật bất ngờ: “Cái giết chết tôi chính là lòng tốt của họ, sự đổ vỡ kế hoạch của bản thân”.

Miller kể rằng anh ta được sử dụng iPhone, iPad, nghe nhạc, tra cứu... trong vòng ít nhất 1 tháng tại Triều Tiên, mặc dù không thể chia sẻ thông tin ra bên ngoài.

 Điện thoại, máy tính bảng của Miller vẫn được phép sử dụng - Ảnh: Reuters
Điện thoại, máy tính bảng của Miller vẫn được phép sử dụng - Ảnh: Reuters

Trong những ngày sau khi bị bắt ở Pyongyang, Miller được đưa tới khách sạn, tiếp xúc quan chức Triều Tiên và được yêu cầu về nước. Nhưng Miller lại từ chối, cuối cùng anh được đưa đến một “nhà khách” (theo miêu tả của nhân vật), nơi có nhiều người Mỹ khác bị bắt với nhiều lý do. Anh ta ở đó 5 tháng, bị khóa từ bên ngoài, nhưng được cho ăn ở cẩn thận!

Sau cùng, bằng nhiều “nỗ lực”, Miller đã thành công với mức tù khổ sai 6 năm dành cho tội cố tình tìm kiếm tị nạn. Nhà tù nằm ngoài xa Bình Nhưỡng là một trang trại, theo Miller, nơi anh đập đá, hái rau và cắt cỏ.

Matthew Miller trở về California, được miễn án 6 năm tù khổ sai, kèm theo một lời xin lỗi gửi đến Triều Tiên. "Tôi muốn gặp gỡ những người Triều Tiên để trải nghiệm những thứ mà một tour du lịch bình thường không bao giờ có", Miller nói. “Trước khi đi, tôi đã không nghĩ rằng tôi sẽ cảm thấy tội lỗi vì hành động của mình đối với Triều Tiên. Trong thời gian đó tôi đã thay đổi và tôi đã cảm thấy có lỗi với việc mình làm dù tôi đã đạt được mục tiêu của mình”.

NK News cho biết, Miller đến nay vẫn từ chối trả lời thêm một số vấn đề, những điều anh cho là “nên giữ lại như một kinh nghiệm cá nhân”. Có điều, Triều Tiên qua ánh nhìn của Miller đã không còn là địa điểm đáng sợ như đa phần vẫn nghĩ.

Nhật Đăng

>> Edward Snowden tự nhận là điệp viên công nghệ cao của Mỹ
>> 17 lính Ukraine bị bắt tại Donetsk được trả tự do
>> Tình báo Mỹ hứa trả tự do, tặng phim sex để dụ tù nhân làm điệp viên
>> Triều Tiên trả tự do cho một số ngư dân Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.