|
Do đặc thù QH VN, đại biểu (ĐB) kiêm nhiệm nhiều nên cũng có những nội dung không tham dự được. Chúng tôi cũng đã đề nghị các trưởng đoàn trao đổi với các ĐB để sắp xếp công việc hợp lý về dự họp, đặc biệt là những phiên về cuối, biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết cần sự tham gia đầy đủ của các ĐBQH.
* Được biết trước mỗi kỳ họp, Văn phòng QH cũng có đề nghị với các đoàn ĐBQH là nếu cấp trưởng đi thì cấp phó thay điều hành... Các ĐB khi ứng cử cũng đã cam kết dành thời gian cho QH. Có ý kiến cho rằng nếu cứ nghỉ họp QH như vậy thì không nên ứng cử…
- Nói như vậy cũng không hoàn toàn đúng vì còn liên quan trách nhiệm người đứng đầu. Sau này khi kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu không thể nói vì tôi đã giao việc cho cấp phó xử lý... Có những việc cấp trưởng phải làm chứ không thể nói dồn hết cho cấp phó được. Vì thế chỗ này cần phải cố gắng hài hòa giữa công việc QH với công việc người đứng đầu. Luật Tổ chức QH đã quy định ĐBQH không chuyên trách phải dành ít nhất 1/3 thời gian làm việc trong năm để đảm bảo nhiệm vụ, quyền hạn của ĐBQH nên cũng phải rất thông cảm cho các ĐB.
* Có thông tin về chuyện có ĐB vắng mặt với lý do không chính đáng như dự lễ tốt nghiệp của con cái ở nước ngoài, đi kiểm tra sức khỏe định kỳ ở nước ngoài. Không rõ trong kỳ họp này Ban Công tác ĐB hay UBTVQH có phải nhắc nhở những trường hợp như vậy không?
- Có chứ. Ban Công tác ĐB đã có những trao đổi với các ĐB. Còn nếu ốm đau thì là bất khả kháng rồi. Ví dụ kỳ họp này có trường hợp đồng chí Nguyễn Bá Thanh ốm từ đầu kỳ họp đi chữa bệnh ở Mỹ chưa về. Còn những trường hợp khác, anh đi công tác nước ngoài thì đều phải báo cáo Chủ tịch QH, nếu được đồng ý thì mới được nghỉ. Còn nếu ĐB do bận công việc xin nghỉ một ngày về giải quyết thì chuyện đó cũng bình thường.
* Trong những kỳ họp gần đây thông thường cuối các kỳ họp, sau các phiên chất vấn thì số lượng ĐB có mặt cũng thưa dần. Các kỳ họp của chúng ta vẫn nặng về công tác xây dựng pháp luật thì việc vắng nhiều ĐB đã ảnh hưởng đến việc biểu quyết thông qua. Có ĐB còn cho biết không đồng ý với luật này luật khác nhưng do biểu quyết không có mặt nên không nắm được…
- Về nguyên tắc, dù ĐB có vắng hôm đó thì kết quả căn cứ trên đa số biểu quyết. Khi QH đã thông qua thì phải chấp hành chứ không thể nói là không biết.
* Xin ông cho biết từ đầu khóa đến giờ đã có văn bản nhắc nhở đích danh ĐB nào đó vì vắng mặt quá nhiều chưa?
- Không có ĐB nào nghỉ từ đầu kỳ họp cả chỉ trừ trường hợp ốm đau.
* Có ý kiến cho rằng đã là ĐBQH, kể cả ĐB kiêm nhiệm thì cũng cần hoàn thành trách nhiệm trước cử tri. Trong trường hợp ĐB nặng bên này, nhẹ bên kia thiếu trách nhiệm nghỉ họp thì có đánh giá ĐB như vậy không hoàn thành nhiệm vụ không?
- Không phải như vậy, cũng không đặt ra mức như anh nói. Vì trong luật Tổ chức QH cũng không có điểm nào bắt buộc ĐB phải có mặt 100% cả. Vì ĐB của ta ngoài một số chuyên trách còn cơ bản là kiêm nhiệm. Nhiều người có trách nhiệm là người đứng đầu cả một cơ quan, tổ chức nên làm thế nào các ĐB bố trí nội dung công việc phù hợp nhất để dự họp đầy đủ. Nhưng có những thời điểm cơ quan họ có công việc bất khả kháng thì cũng không thể bắt họ phải có mặt được.
* Ông có thể cho biết có quy định nào về việc ĐB chỉ được vắng mặt bao nhiêu phần trăm thời gian họp hay không?
- Không có, không có quy định. Luật Tổ chức QH cũng không có.
Trường Sơn
>> Ông Nguyễn Bá Thanh xin vắng họp Quốc hội
>> Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng quyền cho Thủ tướng
>> Đại biểu Quốc hội Hoàng Hữu Phước: ‘Tôi không nhận tôi sai’
>> Nên giảm tỷ lệ đại biểu quốc hội hoạt động hành pháp
Bình luận (0)