(TNO) Với kinh nghiệm nhiều năm ăn cơm tuyển, trung vệ Phước Tứ cho rằng một chút khác biệt về văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản là lý do quan trọng dẫn đến ‘dịch chấn thương’ đang bao vây tuyển U.23 Việt Nam.
>> Thêm hai tuyển thủ U.19 được gọi lên tuyển U.23 Việt Nam
>> U.23 Việt Nam đón sự trở lại của 2 trụ cột
>> Hơn 1/3 tuyển thủ U.23 Việt Nam dính chấn thương
>> U.23 Việt Nam nhận tin vui từ đội trưởng Quế Ngọc Hải
>> HLV Miura lo lắng vì chấn thương của các cầu thủ U.23 Việt Nam
|
“Tôi không cho rằng giáo án của HLV Toshiya Miura áp cho tuyển U.23 Việt Nam là nặng vì vẫn nhẹ hơn tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2014. Mà giáo án rèn thể lực của tuyển Việt Nam năm 2014 vẫn thuộc diện nhẹ nếu so với thời HLV Calisto.
Còn nhớ mỗi lần thầy “Tô” bắt tay vào nhồi thể lực thì anh em đều le lưỡi. Tập xong là thở không nổi. Nặng lắm. Cứ như thầy Miura làm tôi thấy vẫn còn nhẹ nhàng!”, trung vệ Phước Tứ chia sẻ.
Thầy trò HLV Toshiya Miura đang gặp vô vàn khó khăn trước những ca chấn thương tiếp nối nhau. Khiến mới đây đội phải bổ sung gấp 3 cầu thủ Văn Long, Đức Huy và Văn Thanh khi thời hạn chốt lại danh sách chỉ còn 1-2 ngày.
|
Phước Tứ cho rằng lý do có thể đến từ những chuyện rất nhỏ: “Tôi để ý nếu hôm nào chỉ tập 1 buổi HLV Miura thường cho tập buổi sáng, chiều nghỉ trong khi người Việt có thói quen ngược lại.
Giai đoạn tập huấn tại trung tâm J-Green Sakai (Nhật Bản), có thời điểm tuyển Việt Nam tập nặng lúc 13 giờ (giờ địa phương). Mang tiếng là giữa trưa nhưng trời Nhật Bản lúc đó rất mát không nắng gay gắt như Việt Nam.
Người Nhật tập vào trưa vì vậy là chuyện thường. Người Việt hay tập chiều vì về sau trời sẽ mát dần. Còn tại Việt Nam, HLV Miura cho tập sáng thì trời sẽ nắng ngày một gay gắt. Anh em càng tập càng thấy mệt là vậy”.
|
Ngoài ra, trung vệ gốc Quảng Nam còn cho rằng sự máu lửa cũng là nguyên nhân. Phước Tứ nói tiếp: “Nguyên nhân đầu tiên tôi cho rằng đến từ việc tuyển U.23 Việt Nam không “giảm xóc” mà nhồi nặng ngay sau đợt nghỉ Tết dài ngày trong khi ý thức giữ gìn của người Việt và Nhật Bản khác nhau thế nào ai cũng rõ.
Với những cầu thủ đá V-League lâu năm, họ sẽ chịu đựng được cường độ nhồi mạnh hơn là những cầu thủ mới mùa đầu lên chơi như các cầu thủ U.19 Việt Nam. Điều này có thể thấy từ việc những cầu thủ lớn tuổi rất ít chấn thương hoặc nếu có đều là bởi đã chấn thương từ câu lạc bộ.
Đa phần những ca chấn thương đến từ các cầu thủ trẻ U.20, nói chung là kinh nghiệm thi đấu chưa nhiều bị “sốc” trước giáo án tập. Thêm nữa, ở tuổi này các em rất “máu”.
Máu nên hễ được hỏi đều muốn ra sân. Cứ ra đá đi đã, rồi đến đâu thì tính tiếp. Điều này khác với những cầu thủ trên 25 tuổi đủ kinh nghiệm để lắng nghe bản thân. Ngày xưa ở tuổi của các em tôi cũng khác gì đâu!”.
Bài, ảnh: Tiểu Bảo - Bạch Dương
Bình luận (0)