Phải biết xót tiền của dân !

22/09/2014 03:00 GMT+7

Bài Phim “quốc doanh” xài tiền thế nào? và Siêu lãng phí đăng trên Thanh Niên ngày 21.9 nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, trong đó hầu hết bức xúc về dòng phim lịch sử được làm bởi tiền thuế của dân nhưng hiệu quả rất thấp.

Bài Phim “quốc doanh” xài tiền thế nào?Siêu lãng phí đăng trên Thanh Niên ngày 21.9 nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc, trong đó hầu hết bức xúc về dòng phim lịch sử được làm bởi tiền thuế của dân nhưng hiệu quả rất thấp.

Đốt tiền !

Đó là nghệ thuật "đốt tiền" của Cục Điện ảnh. Bỏ gần 21 tỉ đồng để làm bộ phim mà khán giả không thèm vào xem. Các vị đang xài tiền thuế của dân đó, số tiền này sẽ làm được nhiều việc có lợi cho người dân sống ở nơi khó khăn như miền núi, hải đảo. Không biết quy trình làm phim này như thế nào, nội dung ra sao, ai chấp bút duyệt mà khán giả quá thờ ơ khi trình làng, hay tiền ngân sách thì làm phim sao cũng được? Cục Điện ảnh nên biết tiết kiệm và xót xa với tiền thuế của nhân dân. DƯƠNG VĂN TUẤN(kibotuan803@yahoo.com.vn)

Ai chịu trách nhiệm ?

Đến bao giờ thì ngành điện ảnh mới phát triển và ở VN chấm dứt những sự việc "siêu lãng phí", ném tiền qua cửa sổ kiểu này? Các bộ phim lịch sử bỏ ra hàng chục tỉ đồng mà chẳng đem lại hiệu quả tuyên truyền, giáo dục bao nhiêu, vì không có người xem, thì ai sẽ chịu trách nhiệm? LÊ TUẤN (leatuan@yahoo.com)

Cần minh bạch kinh phí làm phim

Theo tôi, nhà nước không nên bao cấp làm phim, mà chỉ nên cho vay với lãi suất thấp để các hãng tự làm. Nếu phim công chiếu mà không lãi thì các hãng phim tự chịu trách nhiệm trả tiền lại cho ngân hàng từ vốn đến lãi. Còn làm phim để tuyên truyền giáo dục thì cũng nói rõ từ đầu là phim này dùng trong giáo dục. Như vậy mới minh bạch. NGUYỄN ĐÌNH BÁ (bathongdong@gmail.com)

Phim lịch sử của ta thường có những vấn đề sau: kịch bản dở, diễn xuất vụng, không lột tả được sự kiện hoặc bối cảnh của một thời. Vì vậy, rất khó kéo khán giả đến rạp. BÙI THỊ NGỌC TUYẾT (Q.10, TP.HCM)

Phim dở là bởi thiếu sự dụng công, chăm chút. Đôi khi người ta nghĩ vì tiền ngân sách nên làm sao cũng được. Đó là lối suy nghĩ vô cùng nguy hiểm cho điện ảnh “quốc doanh”.NGUYỄN CẢNH QUÝ (H.Đô Lương, Nghệ An)

An Phong (thực hiện)

BAN CTBĐ
(tổng hợp)

>> Phim 'quốc doanh' xài tiền thế nào?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.