Chuyên gia thuế Nguyễn Thái Sơn cho rằng, mức chiết trừ gia cảnh cho người nộp thuế áp dụng 9 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc 3,6 triệu đồng/tháng được áp dụng từ năm 2013 đến nay, không có gì thay đổi. Còn mức lương cơ bản mỗi năm mỗi tăng lên nên thu nhập người nộp thuế cũng tăng, đồng nghĩa mức thuế nộp cũng tăng. Vì vậy, Bộ Tài chính cần xem xét đến mức chiết trừ gia cảnh cho người nộp thuế sau khi đánh giá tác động qua lại giữa việc tăng thuế giá trị gia tăng lên cuộc sống của người dân. Chưa kể, Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm tăng thuế giá trị gia tăng từ 10 - 12% trong năm 2019, như vậy giá cả hàng hóa cũng sẽ tăng lên. Người tiêu dùng sẽ phải chi tiêu nhiều hơn trong khi mức chiết trừ gia cảnh thì không thấy đề cập trong lần sửa đổi luật lần này.
tin liên quan
Sẽ tính thuế nguồn lợi từ đầu tư hạ tầng?Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang, góp ý: Từ tháng 1.2018, lương tối thiểu áp dụng với người lao động làm việc ở doanh nghiệp trên địa bàn thuộc vùng 1 tăng từ mức 3,75 triệu đồng/tháng lên 3,98 triệu đồng/tháng, vùng 2 tăng từ 3,32 triệu đồng/tháng lên 3,53 triệu đồng/tháng và vùng 3 từ 2,9 triệu đồng/tháng lên 3,09 triệu đồng/tháng... Mức lương này thay đổi hằng năm nên thu nhập của người nộp thuế cơ bản cũng đã tăng lên, trong khi phần chiết trừ gia cảnh lại vẫn đứng nguyên ở mức 9 triệu đồng/tháng đối với người nộp thuế là không hợp lý.
Do vậy cần dựa trên lương tối thiểu để tính mức thu nhập chịu thuế cũng như chiết trừ gia cảnh. Điều này giải quyết được vấn đề bất cập trượt giá cũng như chi tiêu giữa các vùng. Ví dụ, nếu quy định chiết trừ gia cảnh cho người nộp thuế là 3 lần lương tối thiểu, thì người lao động ở các tỉnh thành như Hà Nội, TP.HCM… có mức lương tối thiểu 3,98 triệu đồng/tháng có mức chiết trừ gia cảnh là 11,94 triệu đồng/tháng. Nếu mức lương tối thiểu có tăng lên trong thời gian tới thì mức chiết trừ gia cảnh cũng sẽ tăng lên. Tương tự, đối với biểu thuế lũy tiến cũng vậy, khi quy định các bậc thuế có bao nhiêu lần lương tối thiểu thì sẽ tự động điều chỉnh tăng lên.
Điều dễ thấy nhất trong lần sửa đổi này, Bộ Tài chính vẫn không đề cập đến các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc hay đưa thêm nhiều chi phí chính đáng khác được khấu trừ trước khi nộp thuế là một kiểu né tránh. “Những loại chi phí hợp lý, có chứng từ đầy đủ như học hành, y tế cần phải được đưa vào mức giảm trừ chịu thuế. Có thể bắt đầu ở mức thấp nhưng không thể bỏ các loại chi phí này vì đó là đời sống thiết yếu của người dân. Đây là chính sách thuế TNCN chứ không phải là thuế thu nhập cao, cũng không phải tận thu để phòng chống tham nhũng… Vì vậy, theo tôi, không thể vì lý do để tăng nguồn thu cho nhà nước mà lại áp dụng chính sách thuế quá cao. Nên theo hướng áp dụng thuế TNCN ở mức khoảng 10% là phổ biến cho số đông người dân không thấy gánh nặng về thuế ngày càng đè trên lưng”, luật sư Trương Thanh Đức nhận định.
Mức khấu trừ cào bằng là chưa hợp lý
Giữ mức cố định khấu trừ chi phí cho bản thân và người phụ thuộc "cào bằng" cho tất cả mọi người dân VN là không phù hợp với thực tế. Mức sống của người dân ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn hay Cà Mau khác xa với mức sống của người dân ở Hà Nội, TP.HCM, nên áp dụng mức khấu trừ chung là quá vô lý. Mặt khác, mọi khoản chi cho phúc lợi an sinh của bản thân người nộp thuế và gia đình như giáo dục, y tế cần phải được khuyến khích. Vì vậy, cần phải được đưa vào chi phí khấu trừ trước khi tính thuế. Ban đầu có thể áp dụng một mức vừa phải và sau đó sẽ điều chỉnh dần cho phù hợp.
TS Nguyễn Anh Phong, Trưởng khoa Tài chính ngân hàng Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM
|
Bình luận (0)