Nên sử dụng thiết bị giám sát
Hiện tượng quấy rối kiểu này xảy ra rất nhiều, nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe. Theo tôi, ngành công an nên sử dụng thiết bị giám sát hiện đại có lưu trữ và hiển thị đầy đủ thông tin cuộc gọi... để nhanh chóng tìm ra kẻ quấy rối.
Tuấn Minh
(tuanminh890@yahoo.com)
Truy tìm luôn những kẻ phá rối người dân
Tình trạng này diễn ra nhiều năm rồi khiến bao người dở khóc dở cười khi bị quấy rối. Tôi cũng từng là nạn nhân, gọi điện báo nhà mạng thì được trả lời không tìm được. Mà lạ, sao các đối tượng gọi phá cơ quan công an thì tìm ra, còn gọi phá cá nhân hay cơ quan nào đó không phải công an thì không thể tìm ra?
Ngọc Cầm
(camnguyenngoc@gmail.com)
Nhà mạng phải siết việc bán sim
Theo tôi phải xử lý nghiêm những người chuyên nhá điện thoại phá rối để răn đe; đồng thời có biện pháp buộc nhà mạng chịu trách nhiệm trong việc này. Không thể cứ bán sim khuyến mãi, không quản lý chặt để rồi vô hình trung tiếp tay cho tình trạng phá rối như thế.
Lê Định
(jdinh54@yahoo.com)
Ngừng cung cấp dịch vụ
Chúng ta thử hình dung, nếu có một vụ đánh nhau, hay hỏa hoạn... mà số điện thoại cơ quan công an luôn ở trong tình trạng “máy bận” thì hậu quả sẽ thế nào? Theo tôi, nhà mạng nên ngừng cung cấp dịch vụ, thậm chí sẽ ngừng vĩnh viễn những thuê bao chuyên quấy phá như thế này...
Hòa Khánh
(adungn545656@yahoo.com.vn)
Đáng buồn
Tôi là một chiến sĩ công an. Công việc của tôi là trực điện thoại 114. Có ngày trực, tôi đã nhận hàng trăm cuộc gọi phá kiểu này, bất kể lúc nào. Thật sự đáng buồn về ý thức của những con người như thế này.
Nguyễn Cao Minh Huy
(acquy...@yahoo.com)
Thiên Long |
Ban CTBĐ
(tổng hợp)
>> Gọi gần 10.000 cuộc điện thoại chọc phá Cảnh sát 113
>> Hai tháng, gọi hơn 10.000 cuộc quấy nhiễu Cảnh sát 113
>> Gặp nạn vì xe cảnh sát 113
>> Học sinh tiểu học “quậy” cảnh sát 113
>> Cảnh sát 113 truy bắt cướp đến cùng
>> Côn đồ tấn công Cảnh sát 113
>> Xử lý các trường hợp báo tin giả và quấy rối cảnh sát 113
>> Cảnh sát 113 bắt cướp
Bình luận (0)