Phận người treo lơ lửng

11/09/2013 03:15 GMT+7

Nếu như kỳ án vườn mít thu hút dư luận vì số phận Lê Bá Mai bị “treo” suốt 9 năm thì vụ 'trộm dê' ở huyện Bắc Bình, Bình Thuận, cũng xót xa không kém. Một vụ án không quá phức tạp (theo thông tin trên báo chí mà tôi đọc được) nhưng phải tới 2 lần trả hồ sơ và 12 lần mở phiên xử mà vẫn không thể xử được là điều rất khó chấp nhận. Trong chừng ấy năm, số phận 'treo' cùng một vụ án, người phụ nữ ấy có thể đã mất bao nhiêu cơ hội trong cuộc đời vốn ngắn ngủi.

Nếu như kỳ án vườn mít thu hút dư luận vì số phận Lê Bá Mai bị “treo” suốt 9 năm thì vụ 'trộm dê' ở huyện Bắc Bình, Bình Thuận, cũng xót xa không kém. Một vụ án không quá phức tạp (theo thông tin trên báo chí mà tôi đọc được) nhưng phải tới 2 lần trả hồ sơ và 12 lần mở phiên xử mà vẫn không thể xử được là điều rất khó chấp nhận. Trong chừng ấy năm, số phận 'treo' cùng một vụ án, người phụ nữ ấy có thể đã mất bao nhiêu cơ hội trong cuộc đời vốn ngắn ngủi.

>> Viện KSND tối cao yêu cầu báo cáo 'kỳ án trộm dê
>> “Kì án” trộm dê hoãn lần thứ 11
>> Bế tắc vụ án trộm dê

Trong vụ án huyện Bắc Bình, cơ quan tố tụng truy tố bà Nguyệt tội trộm cắp tài sản nhưng lại không xác định được (hoặc không có đủ bằng chứng) chính xác đàn dê thuộc quyền sở hữu của ai. Nếu đàn dê là của bà Nguyệt (như bị cáo khai) thì không thể xử lý bà về tội trộm cắp. Còn nếu đàn dê thuộc sở hữu của nhiều người thì phải xác định rõ mỗi người sở hữu bao nhiêu con vì còn liên quan đến nghĩa vụ dân sự trong vụ án. Tuy nhiên, việc xác định có bao nhiêu người sở hữu đàn dê, sở hữu bao nhiêu con vẫn chưa thực hiện được.

Các diễn biến vụ án cho thấy tòa án cấp huyện này dường như đã làm đúng các quy trình về tố tụng (trả hồ sơ đủ 2 lần, các lần hoãn đều đúng thủ tục). Chỉ có điều chất lượng hồ sơ thì còn thiếu quá nhiều yếu tố như dẫn chứng ở trên. Có lẽ chính đó là nguyên nhân khiến tòa không thể xử. Theo trình tự, khi hồ sơ không đủ, hoặc thấy khó xử tòa có thể từ chối thụ lý hoặc trả cơ quan điều tra làm lại. Nhưng cũng rất may, để tránh sự tùy tiện của các cơ quan tố tụng và số phận bị can không thể bị “treo” mãi trong các lần tòa và cơ quan điều tra đẩy qua đẩy lại, bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định việc trả hồ sơ chỉ được thực hiện tối đa 2 lần. Hết định mức này, tòa phải đưa ra xét xử. Đủ chứng cứ thì tuyên có tội, ra bản án, không đủ chứng cứ thì tuyên vô tội. Trong trường hợp tòa tuyên vô tội sẽ mở đầu quy trình tiếp theo. Khi đó, Viện kiểm sát cùng cấp sẽ phải xin lỗi, bồi thường đương sự theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ QH.

Với một vụ án không quá phức tạp, tài sản không lớn như vậy mà TAND huyện Bắc Bình để kéo quá dài, chỉ có 2 cách suy luận: hoặc là năng lực không đủ, hoặc là cơ quan tố tụng có điều “khó nói” trong trường hợp thừa nhận bắt sai, xét xử nhầm. Viện KSND tối cao đã yêu cầu Viện KSND Bình Thuận báo cáo về vụ việc, hy vọng sự việc sẽ sớm được giải quyết. Không nên và không thể vì bất ký lý do gì để phận người treo “lơ lửng” như vậy.

Đồng Nhân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.