Ấn Hoàng đế chi bảo là cổ vật có giá trị cao, thu hút sự quan tâm của giới buôn đồ cổ thế giới. Đây là chiếc kim bảo lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn, được đúc vào năm thứ 4 đời vua Minh Mạng (1823), chất liệu bằng vàng, nặng 10,78 kg. Ấn được truyền từ đời vua Minh Mạng đến vị vua cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại.
Ấn Hoàng đế chi bảo bằng vàng nặng 10,78 kg |
Drouot.com |
Pháp bán đấu giá ấn ‘Hoàng đế chi bảo’ niên đại triều vua Minh Mạng |
Theo trang Drouot.com, ấn vàng quý hiếm Hoàng đế chi bảo của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841) là ấn vàng quan trọng của Việt Nam, có đế hình vuông kép chồng lên nhau, chuôi hình rồng với năm móng cuộn lại và đầu rồng ngẩng lên mang ký tự “vương”, nghĩa là vua, đuôi nhô cao ở phía sau đầu, kết thúc theo hình xoắn ốc. Sống lưng nhô ra tô điểm cho cơ thể có vảy của rồng, đầu tua tủa những chiếc sừng để lộ mõm sư tử, răng nanh lộ ra. Bốn chân neo chắc chắn và kết thúc bằng năm móng vuốt.
Ấn vàng quý hiếm Hoàng đế chi bảo của Hoàng đế Minh Mạng (1791-1841) là ấn vàng quan trọng của Việt Nam |
Drouot.com |
Hơn một trăm con dấu đã được tạo ra trong suốt 143 năm của Vương triều Nguyễn. Các loại ấn được làm bằng vàng, ngọc, ngà, bạc và đồng, được các thành viên hoàng gia khác nhau tùy theo cấp bậc cũng như các quan chức sử dụng. Dưới thời Minh Mạng, người ta đã chế tạo được 15 ấn ngọc và ấn vàng, tính luôn chiếc ấn đấu giá. Đây là một trong những chiếc ấn có ý nghĩa quan trọng nhất của triều Nguyễn, chỉ được sử dụng cho các sắc phong và văn bản quan trọng nhất.
Mặt trên và mặt dưới của ấn Hoàng đế chi bảo |
Drouot.com |
Dưới đế của chiếc ấn khắc dòng chữ bốn ký tự bằng chữ Hán: “Hoàng đế chi bảo”, nghĩa là: “Kho báu của Hoàng đế”. Kích thước ấn: chiều cao 10,4 cm, chiều dài: 13,8 cm, chiều rộng: 13,7 cm, cân nặng: 10,78 kg. Nhà Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1802 và kết thúc vào năm 1945, bao gồm 13 triều đại liên tiếp.
Ấn Hoàng đế chi bảo là biểu tượng cho quyền lực tối cao của Thiên hoàng dưới chế độ quân chủ. Hoàng đế Minh Mạng trị vì từ năm 1820 đến năm 1841, chắc chắn là nhà lập pháp xuất sắc của Việt Nam từng được biết đến. Sau công lao của vua cha Gia Long, ông đã tiến hành những cải cách hành chính quan trọng.
Bình luận (0)