Phát hiện loài sinh vật mới sống trong hàm cá mập

28/10/2019 20:00 GMT+7

Miệng một con cá mập voi có vẻ như chẳng phải là nơi lý tưởng để có thể gọi là nhà, nhưng các nhà nghiên cứu Nhật Bản vừa tìm được một loài sinh vật mới, bề ngoài giống tôm, đang nương náu tại đây.

Sinh vật nhỏ xíu, có tên khoa học podocerus jinbe, thuộc loài gammaridea, chỉ những loài giáp xác có khả năng sinh sống trong những môi trường khắc nghiệt, từ các đỉnh núi cao đến biển sâu, trong đó có rận nước.
Tuy nhiên, trưởng nhóm nghiên cứu Ko Tomikawa, trợ lý giáo sư của Đại học Hiroshima, cho hay ông “ngạc nhiên” khi thấy các sinh vật được tìm thấy cư ngụ thoải mái trong miệng của một loài động vật khác.
“Có chiều dài từ 3-5 cm, gammaridea là những sinh vật tuyệt vời vì chúng có thể sống trong những điều kiện môi trường vô cùng khác biệt”, Hãng tin AFP hôm 28.10 dẫn lời chuyên gia Tomikawa, nhưng miệng cá mập là điều không thể tưởng tượng được.

Chiều dài của cá mập voi có thể lên đến 18,8m

AFP/Getty

Loài podocerus jinbe lại có thân màu nâu, chiều dài khoảng 5 mm và những cặp chân lông lá, cho phép chúng bắt chất hữu cơ trôi nổi trong miệng cá mập voi để ăn.
Theo chuyên gia Nhật Bản, miệng của cá mập voi có thể trở thành môi trường cư ngụ cho những sinh vật nhỏ bé trên vì chứa nước ngọt, thường xuyên có thức ăn lưu chuyển và quan trọng hơn cả là không có sinh vật nguy hiểm.
Khoảng 1.000 cá thể của loài này được tìm thấy bên trong mang của miệng của một con cá mập voi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.