Kết cục đáng buồn của khủng long từng được cho là do một tiểu hành tinh có đường kính ít nhất 9,6 km đâm vào bán đảo Yucatan của Mexico, nhưng chứng cứ mới cho thấy sự sống trên thềm các đại dương đã bị quét sạch trước thời điểm va chạm, do ảnh hưởng của những đợt núi lửa phun trào tại cao nguyên Deccan, hiện nay là Ấn Độ. Các nhà nghiên cứu của Đại học Washington cho hay núi lửa hoạt động hàng loạt đã phun CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác vào khí quyển, dẫn đến sự tiêu diệt của sinh vật biển. “Những đợt phun trào bắt đầu từ 300.000 đến 200.000 năm trước vụ va chạm, và kéo dài đến cả 100.000 năm”, AFP dẫn lời chuyên gia Thomas Tobin. Vẫn chưa rõ liệu sự kiện tuyệt chủng lần thứ nhất có ảnh hưởng gì đến số phận của khủng long hay không, nhưng ông Tobin chắc chắn rằng những sinh vật sống sót trong sự kiện đầu tiên cũng không thoát nổi số mệnh của chúng khi tiểu hành tinh lao vào trái đất.
Thụy Miên
>> Khủng long có "bà con" với chim hiện đại
>> Tư thế "ân ái" của khủng long
>> Hóa thạch tuyệt đẹp về khủng long sóc
>> Phát hiện mới về khủng long
Bình luận (0)