Lâu nay, giới chuyên gia và các phật tử tin rằng Lâm Tì Ni là nơi Đức Phật ra đời nhưng chưa thể khẳng định vị trí chính xác.
Theo nhóm khảo cổ do Giáo sư Robin Coningham thuộc Đại học Durham (Anh) dẫn đầu, có nhiều dấu hiệu cho thấy ngôi đền nói trên được xây để bảo vệ một cái cây cổ đại. Điều này phù hợp với mô tả trong kinh sách rằng Hoàng hậu Maya Devi hạ sinh thái tử Tất-Đạt-Đa dưới một gốc cây ở Lâm Tì Ni.
Bên cạnh đó, BBC dẫn lời Giáo sư Coningham cho biết niên đại của ngôi đền vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên và điều này có thể chứng tỏ Đức Phật sống trong giai đoạn sớm hơn khoảng 300 năm so với các ước đoán lâu nay. Ông cũng khẳng định ngôi đền là “di tích Phật giáo cổ nhất từng được phát hiện từ trước đến nay”. Tuy còn phải được tiếp tục nghiên cứu thêm nhưng Bộ trưởng Văn hóa Nepal Ram Kumar Shrestha tuyên bố đây là một phát hiện cực kỳ quan trọng và chính phủ sẽ “làm mọi cách để bảo tồn ngôi đền”, theo NBC News.
Minh Trung
>> Cuộc đời Đức Phật lên phim
>> Giới thiệu bộ phim 'Cuộc đời Đức Phật
Bình luận (0)