Phát hiện vật chất liên vì sao trước hệ mặt trời trong thiên thạch Mexico

30/01/2020 09:30 GMT+7

Vào năm 1969, một thiên thạch bí ẩn đã lao xuống Trái đất , chấm dứt cuộc hành trình đầy ngoạn mục và kéo dài hàng tỉ năm, hoặc thậm chí lâu hơn thế nữa, theo báo cáo trên chuyên san Nature Astronomy .

Sau thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một nhóm vật chất liên vì sao bên trong thiên thạch được đặt tên Allende, từng vùi thân trong sa mạc Mexico cách đây nửa thế kỷ.
Không dừng lại ở đó, vật chất này tồn tại ở dạng mà con người chưa bao giờ có thể nghĩ đến.
Các nhà nghiên cứu do Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) dẫn đầu tìm được chứng cứ về sự tồn tại của các hạt bụi có trước khi hệ mặt trời bên trong thiên thạch Allende, ở đoạn được gọi là tạp chất “Curious Marie”.
Đám bụi có thành phần cấu tạo từ silicon carbide (SiC), và theo những gì mà nhân loại hiểu được trước nay về sự hình thành của hệ mặt trời, các hạt tiền mặt trời không thể sống sót bên trong môi trường nơi các tạp chất như “Curious Marie” hình thành.
Nhà vật lý Olga Pravdivtseva của Đại học Washington cho hay Curious Marie là một hỗn hợp khoáng chất trộn lẫn canxi và nhôm, được xem là một trong những dạng vật chất rắn lâu đời nhất từng hình thành trong hệ mặt trời.
Theo giả thuyết, CAI hình thành trong môi trường của tinh vân, chỉ hỗn hợp của bụi, khí hydro, khí helium và plasma tạo nên mặt trời và các hành tinh.
“Các nhà nghiên cứu đồng ý rằng CAI hình thành gần mặt trời, trong môi trường nhiệt độ hơn 1.220oC, điều kiện mà theo giới khoa học là khó có vật chất liên vì sao nào có thể tồn tại”, theo báo cáo.
Tuy nhiên, sự tồn tại của “Curious Marie” đã chứng minh họ nghĩ sai.
Các chuyên gia vẫn chưa xác định được bằng cách nào silicon carbide từ một hệ sao khác có thể xâm nhập vào các vật chất rắn nguyên thủy như thế, nhưng điều chắc chắn là chúng ta cần phải thay đổi nhìn nhận về một vài điều vào thời điểm hệ mặt trời được tạo ra.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.