Tất cả các ca được chỉ định mổ đều là những ca nặng, bị di chứng co rút ở mặt, cổ, ngực, bàn tay, bàn chân… cần có thời gian điều trị lâu dài và phải mổ vi phẫu ghép da có nối mạch.
Trong đó, trường hợp nặng nhất là bệnh nhi bị dính phần cằm với ngực. Theo dự kiến, bé sẽ được đặt ống nội khí quản để gây mê, được thì mới có thể tiến hành phẫu thuật.
Mỗi ca phẫu thuật kéo dài từ 90 đến 120 phút. Việc phẫu thuật các di chứng phỏng này sẽ giúp bệnh nhi cải thiện được 80% về mặt thẩm mỹ và phục hồi những chức năng của bộ phận được phẫu thuật.
Theo bác sĩ Tùng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phỏng ở trẻ em là do lửa, dầu ăn, nước sôi bắn vào người. Đặc biệt có trường hợp các bé nghịch phá rồi tự gây ra tai nạn.
Như với bệnh nhi Th.N.V. (8 tuổi, ngụ Khánh Hòa) do đốt lửa vỏ bạch đàn chơi đã trật chân té xuống hố lửa, cháy toàn bộ khuôn mặt và phần ngực.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 2 tiếp nhận 10 bệnh nhi nhập viện do phỏng. Bác sĩ Tùng khuyến cáo, các bậc cha mẹ không cho trẻ chơi đùa với lửa, không nên dùng cồn lỏng để nướng mực khô, cá khô và phải cẩn thận với các vật chứa nước sôi, dầu sôi, đặt xa tầm tay của trẻ.
Viên An
Bình luận (0)