TNO

Philippines tuyên bố sửa chữa trên đảo ở Trường Sa, Trung Quốc nóng mặt

27/03/2015 21:11 GMT+7

(Tin Nóng) Sau khi Philippines tuyên bố sẽ nối lại việc sửa chữa cơ sở ở một số đảo tại quần đảo Trường Sa, ngày 27.3 Trung Quốc đã nóng mặt phản đối Philippines xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc (?) và gọi hành vi của Philippines là “đạo đức giả”.

(Tin Nóng) Sau khi Philippines tuyên bố sẽ nối lại việc sửa chữa cơ sở ở một số đảo tại quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã nóng mặt phản đối Philippines xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc (?) và gọi hành vi của Philippines là “đạo đức giả”.


Đảo Thị Tứ trong quần đảo Trường Sa, nơi Philippines chiếm đóng và dự định xây sửa sân bay, đường băng trên đảo - Ảnh: AFP

Theo Reuters, ngày 27.3, bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” trước tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, ông Albert del Rosario ngày 26.3 tuyên bố rằng Philippines sẽ nối lại các hoạt động sửa chữa và xây cất ở một số đảo trong quần đảo Trường Sa.

Hồi tháng 10.2014, Philippines đã ngưng các hoạt động xây cất sửa chữa trên đảo Thị Tứ (đảo này Philippines chiếm của Việt Nam) trong quần đảo Trường Sa vì ngại ảnh hưởng đến tiến trình kiện Trung Quốc ra toà Trọng tài quốc tế về đường 9 đoạn (đường lưỡi bò) nuốt trọn Biển Đông.

Bà Hoa Xuân Oánh ngang nhiên nói rằng "Một mặt Philippines chỉ trích bất hợp lý về hoạt động xây dựng thông thường của Trung Quốc trên các đảo của mình, mặt khác lại thông báo sẽ tiếp tục sửa chữa một sân bay, đường băng và các công trình xây dựng trái phép khác trên quần đảo Trường Sa chiếm trái phép của Trung Quốc. Đây không chỉ là một loạt hành vi xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, mà còn cho thấy Philippines là đạo đức giả” (?).

Bộ Ngoại giao Philippines ngày 26.3 cho biết việc sửa chữa đường băng và các công trình dự kiến trên các đảo là không vi phạm Tuyên bố về ứng xử ở Biển Đông (DoC, ký giữa Trung Quốc và ASEAN năm 2002) vì không làm thay đổi hiện trạng ở các khu vực tranh chấp.

Từ năm 2014 đến nay Trung Quốc đã ồ ạt cải tạo đất và xây đảo nhân tạo trên các bãi đá chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Những đảo nhân tạo này khi hình thành sẽ là các căn cứ quân sự có khả năng khống chế Biển Đông, nơi lưu thông của hơn 5.000 tỉ USD hàng hoá qua lại mỗi năm.

Tuy vậy, ngày 27.3, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, ông Voltaire Gazmin nói rằng quân đội sẽ chưa sửa chữa bảo trì theo kế hoạch trên đảo Thị Tứ (Philippines gọi là Pag-asa). Theo ông Gazmin, việc sửa chữa đường băng trên đảo Thị Tứ sẽ đòi hỏi việc xây dựng một bến tàu để tập kết nguyên vật liệu. Việc xây bến tàu như vậy sẽ làm thay đổi cảnh quan, thay đổi hiện trạng theo quy định của DoC. Còn nếu dùng máy bay chở nguyên vật liệu ra xây dựng thì sẽ rất đắt tiền và không thực tế.


Ông Francisco Acedillo, luật gia và nguyên là phi công Không quân Philippines, đưa ra bức ảnh chụp Trung Quốc cải tạo đất và xây đảo nhân tạo ở Đá Châu Viên (chiếm của Việt Nam) trong quần đảo Trường Sa, khi kêu gọi cần có một chiến lược sáng tạo để đối phó với các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, tại một cuộc gặp của tổ chức Phóng viên Philippines ở nước ngoài (FOCAP) tại Manila ngày 26.3.2015 - Ảnh: Reuters


Tàu hải cảnh Trung Quốc (trái) lảng vảng vòng ngoài bãi cạn Cỏ Mây (Philippines gọi là Second Thomas Shoal) trong quần đảo Trường Sa, nơi một nhóm binh sĩ Philippines trú đóng trên tàu vận tải BRP Sierra Madre hư cũ được sử dụng như căn cứ nổi, ngày 30.3.2014 - Ảnh: Reuters

Tin Nóng

>> Tổng thống Indonesia: Trung Quốc không có cơ sở pháp lý với Biển Đông
>> Báo Trung Quốc nóng mặt nói Mỹ là kẻ xúi bậy ở Biển Đông
>> Hải quân Mỹ đề nghị hỗ trợ ASEAN tuần tra chung ở Biển Đông
>> Trung Quốc khó thắng ở Biển Đông và biển Hoa Đông
>> Ấn Độ lo ngại các đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa
>> Thêm ảnh vệ tinh mới nhất các đảo Trung Quốc xây ở Trường Sa
>> Mỹ có thể diệt ‘tàu sân bay trên đảo’ của Trung Quốc ở Trường Sa
>> Trung Quốc xây đảo ở các bãi đá tại Trường Sa như thế nào?
>> Ảnh vệ tinh mới nhất về đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.