Dù xung đột giữa nhà cung cấp dịch vụ (nhà trường) với một bên là khách hàng (phụ huynh - học sinh) đến từ những nguyên nhân khác nhau... nhưng khi giải quyết xung đột bên cung cấp dịch vụ đều có chung một tuyên bố lạnh lùng: Phụ huynh không đồng ý thì xin mời lựa chọn trường khác cho con! Với cách trả lời như vậy thì nhà trường cho rằng mình đang ban phát ơn huệ cho học sinh và phụ huynh, chứ không phải với tư cách là người bán hàng và khách hàng đang là thượng đế.
Nhìn vào bảng nội quy của nhiều nhà trường, không khó để nhận thấy chủ yếu là những điều “học sinh không được làm” và thiếu vắng những điều nhà trường nên làm, phải làm và cả không được làm với học sinh khi họ nhận sứ mạng giáo dục cao quý của mình. Từ bao giờ và tại sao những nhà giáo dục lại nghĩ rằng giáo dục là phải kỷ luật, nhà trường trở thành nơi trách phạt học sinh?
tin liên quan
Thị trường giáo dục để học sinh không chịu thiệt?Lạm thu đầu năm học là vấn đề nóng hiện nay. Từ đấy, có nhiều ý kiến đặt vấn đề nên chăng có thị trường giáo dục ở bậc phổ thông để phụ huynh, học sinh được đối xử công bằng như “khách hàng” và tiếng nói của họ được lắng nghe.
Hà khắc, kênh kiệu, xem thường khách hàng, nhưng vì sao những trường danh tiếng vẫn có một số lượng khách hàng đông đúc gạt ra không hết? Có ý kiến cho rằng, vì những trường này tạo ra được những học sinh giải toán, làm văn như cái máy và đạt thành tích cao trong các kỳ thi để đem lại danh tiếng cho nhà trường và lời khen cho cha mẹ, bất chấp học sinh phải trả giá như thế nào.
Chính lãnh đạo của Trường Lương Thế Vinh khi trả lời báo chí cũng đưa ra dẫn chứng về tỷ lệ 100% học sinh của trường đỗ đại học các năm, việc hàng nghìn hồ sơ dự tuyển vào trường để củng cố niềm tin rằng phương pháp giáo dục của mình là hoàn toàn đúng đắn. Và cũng vì “niềm tin” ấy, không những không có ý định nhìn nhận lại mình, họ còn đưa ra một quy định mới dành cho học sinh và phụ huynh khắc nghiệt hơn. Có những quy định chi tiết đến mức chính họ có lẽ cũng không tưởng tượng nổi bằng cách nào để kiểm soát được học sinh của mình có vi phạm hay không.
tin liên quan
Thị trường hóa giáo dục để học sinh không chịu thiệt ?: Lợi bất cập hại!Theo chuyên gia, cách tiếp cận thị trường trong giáo dục phổ thông
là một việc làm 'lợi bất cập hại' vì sẽ tạo ra một môi trường mà cả thầy
và trò đều đứng trước các xung đột về giá trị.
Dù triết lý giáo dục thế nào, tỷ lệ đỗ đạt cao đến bao nhiêu, nhưng nhà trường chỉ có một thượng sách là “đuổi” những học sinh nào không đúng khuôn khổ hoặc có bố mẹ không đồng quan điểm của nhà trường thì đó là một nhà trường thất bại hoàn toàn.
Trên sự việc này, nhiều người thốt lên những lời cảm thán: “Phụ huynh khổ quá!”.
Có lẽ, trước khi chờ những trường như Lương Thế Vinh nhìn nhận lại phương pháp, quan điểm giáo dục của mình, phụ huynh hãy là người góp phần thay đổi. Thay đổi trong việc lựa chọn trường cho con, đừng coi danh hiệu “trường điểm” là giá trị bất biến; thay đổi mục tiêu cuối cùng của giáo dục chỉ là để đỗ đạt vào những kỳ thi vốn đã rất lạc hậu và nặng nề.
Bình luận (0)