Một cô bạn khác lại nói rằng: “Đợt này lấy lý do về Việt Nam chơi em sẽ cùng con ở lại luôn và không sang Ấn nữa” … Tất cả họ đều kết hôn bằng tình yêu nhưng yêu và sống sau hôn nhân lại là hai chuyện khác nhau khi lấy chồng Ấn.
Áp lực cuộc sống, mâu thuẫn muôn thuở giữa mẹ chồng nàng dâu, không sanh được con trai… là những nguyên nhân chính khiến các cô gái Việt quyết định không duy trì cuộc sống hôn nhân, chấp nhận quay về quê hương làm lại từ đầu.
tin liên quan
Vợ Việt trên đất khách - Kỳ 3: 'Bà mối' yahoo messenger đến nghĩa vụ làm vợCuộc sống và thời gian ở Ấn Độ đã dạy cho mình biết rằng, không phải cứ lấy chồng nước ngoài là sướng, ở nước ngoài là thiên đường.
Mẹ chồng nàng dâu
Bạn tôi - một thạc sĩ du học từ Đài Loan về đã vội vã kết hôn với anh người Ấn và để giờ đã phải bỏ trốn khỏi Ấn quay về Việt Nam làm lại từ đầu.
Trong suốt 2 năm ở Ấn bạn vẫn chưa quen được nếp nghĩ, nếp sinh hoạt của gia đình chồng. Mở mắt ra là đã phải nghĩ hôm nay ăn gì, mua gì, sắp đặt mọi thứ thế nào cho cả một gia đình 6 thành viên, dù rằng nhà chồng có người giúp việc theo giờ nhưng mẹ chồng vẫn muốn tự tay con dâu pha trà, bưng nước, nấu cơm…
Vừa bận rộn với cả một núi công việc là thế vừa nghe tiếng cằn nhằn, trách móc của mẹ chồng kiểu như: "sao hôm nay lại nấu món này mà không nấu món kia", thỉnh thoảng lại hỏi tại sao con trai bà đi lấy một cô gái nước ngoài về làm vợ để giờ bà không thể thảnh thơi vì bận chỉ dạy con dâu.
Những câu nói không đầu không đuôi của mẹ chồng nhưng đã làm tổn thương đến lòng tự trọng của con dâu và đỉnh điểm là khi bạn sanh, mẹ chồng đã soi mói từ cách ăn, nấu, chăm con làm bạn bị stress và đã không ít lần bỏ nhà ra ở khách sạn.
Cuối cùng thì ôm con về VN kèm theo lời tuyên bố: "Nếu chồng muốn có vợ có con thì về VN sống chung, không thì li dị chứ không thể sống cảnh này được".
tin liên quan
Mẹ Việt có con với Tây: Một mình sang Pháp kiện đòi quyền nuôi conMột vụ kiện do người phụ nữ Việt Nam đích thân sang Pháp nộp đơn được mở xử tại tòa án Pháp, nhưng người cha không thi hành.
Áp lực từ cuộc sống, thiếu sự quan tâm
Nhiều người nghĩ rằng lấy được người mình yêu thì sẽ hạnh phúc suốt đời nhưng thực tế không phải vậy.
Bạn đang mơ về một cuộc sống màu hồng sau khi cưới nhưng đàn ông Ấn cho rằng với phụ nữ, chồng là trên hết còn với đàn ông thì sự nghiệp là trên hết.
Dựa vào những suy nghĩ đó mà sau khi cưới các anh chồng Ấn đã thở phào nhẹ nhõm vứt cô vợ đẹp xinh qua một bên không cần quan tâm đến những cảm xúc, khó khăn của vợ nơi đất khách để lao đầu vào kiếm tiền, tìm kiếm địa vị.
Điều này đã khiến người vợ cảm thấy khó chịu, tổn thương tinh thần một cách ngấm ngầm mà không thể kể cho ai nghe vì vậy tình cảm vợ chồng cũng khô khan, nhạt nhẽo, bạn sống như một cái máy làm nhiệm vụ cơm bưng nước rót cho chồng, không thấy niềm vui, không biết tương lai của mình sẽ trôi về đâu.
Không có con trai
Cũng như ở Việt Nam, hủ tục trọng nam khinh nữ, mong muốn có cháu trai để nối dõi thờ phụng của các mẹ chồng Ấn luôn khiến cho các nàng dâu cảm thấy áp lực.
Tại Ấn trong quá trình mang thai, bác sĩ không được phép nói giới tính của thai nhi cho đến khi mẹ vào phòng sanh để phòng trường hợp phá thai khi biết đó là bé gái.
Không chỉ những cô dâu Việt mà ngay cả những cô dâu Ấn cũng bị áp lực phải nghe câu “phải có con trai, phải có con trai” từ mẹ chồng hay nếu không có con trai thì tự biết đường mà đi cũng là nguyên nhân chính gây ra những cuộc li hôn ở Ấn.
Không biết sau này tôi có phải li hôn hay không vì bản thân cũng đang có một cô con gái dù rằng mẹ chồng, chị chồng tôi cũng đang cầu mong tôi sẽ sớm có thêm một đứa con trai nhưng với tôi dù gái hay trai chỉ một là đủ, nên xung đột đang âm ỉ giữa tôi và mẹ chồng không biết khi nào bùng phát vì những suy nghĩ lạc hậu và phong kiến này.
Vâng không chỉ riêng cặp vợ chồng Ấn – Việt, Việt - Việt hay Việt - Âu tất cả đều đến với nhau bằng tình yêu nhưng đôi khi cũng ra đi vì tình yêu không đủ sức nuôi dưỡng mái ấm gia đình.
Phụ nữ ngày nay đã không còn phải cam chịu sống vì chồng, gia đình chồng hay vì con mà sống cho chính họ. Li hôn không phải là dấu chấm hết cho cuộc đời mà đôi khi lại là bước ngoặt mở ra cuộc sống mới.
Bình luận (0)