- Nguyễn Nhật Ánh - tác giả của hơn 50 đầu sách viết cho trẻ em, trong đó Chuyện xứ LangBiang được nhiều độc giả trong nước cho là "hấp dẫn không kém Harry Potter" với số lượng in hơn 20 ngàn bản: Nhiều người cho rằng Harry Potter thành công vượt bậc là do khâu quảng cáo siêu đẳng. Tôi không nghĩ thế. Đúng là nhờ có chiến lược tiếp thị tốt, Harry Potter mới nổi bật lên giữa một rừng sách cho trẻ em. Nhưng đó không phải yếu tố then chốt. Điều quan trọng là nữ sĩ J.K.Rowling đã cho ra đời một tác phẩm vô cùng hấp dẫn.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
- Lưu Sơn Minh - nhà văn chuyên viết đề tài lịch sử, các truyện thành công như Mưa sâm cầm, Bến trần gian sử dụng nhiều yếu tố thần thoại hoang đường): Tôi theo dõi và mê Harry Potter như điếu đổ. Nói không quá, tôi là một trong những người có bản gốc truyện này đầu tiên ở VN, do là tôi đặt nhờ một người bạn mua ở nước ngoài khi sách vừa in xong. Dịch Harry Potter hay nhất VN hiện nay vẫn là nhà văn Lý Lan. Còn tôi, theo yêu cầu của Báo Hoa Học Trò tôi chỉ dịch mấy chương trong cuốn sách giáo khoa về phép thuật phù thủy của Harry Potter: Quidditch qua các thời đại và Tìm kiếm sinh vật huyền bí.
- Bùi Chí Vinh - tác giả bộ sách Năm Sàigòn và phỏng dịch bộ Tứ quái TKKG được bạn đọc nhí yêu thích: Tôi ngược lại không đánh giá cao lắm Harry Potter đứng từ góc độ tâm lý bạn đọc nhỏ tuổi VN. Nó có vẻ hợp với phương Tây hơn là phương Đông trong cách suy nghĩ, phép thuật cũng như hành động. Tất nhiên tôi kính trọng và ngả mũ chào bà Rowling. Từ một phụ nữ nghèo khổ, không có vị trí trong xã hội Anh, bà đã vươn lên với tác phẩm này. Độc đáo thì có nhưng tôi nghĩ không phù hợp lắm với bạn đọc nhỏ tuổi VN.
Tác giả Bùi Chí Vinh
* Thế thì vì sao Harry Potter hấp dẫn? Hẳn chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, bà Rowling quả là một "phù thủy" ở đẳng cấp cao khi Harry Potter đã làm nên những chuyện kỳ diệu trong làng sách?
- Nguyễn Quang Thiều - nhà văn đã có các tác phẩm viết cho thiếu nhi được giải thưởng cao như Bí mật hồ cá thần, Hiệp sĩ Trán Dô, Chuyện về một ngọn núi và Bà già mù: Trước hết, Harry Potter hấp dẫn tôi ở phương diện một cuốn sách mang nhiều yếu tố hoang đường và phù thủy nhưng được các em say mê, sau đó là sức tưởng tượng vô cùng phong phú của nhà văn.
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều
- Nguyễn Nhật Ánh: Tôi vừa ở Mỹ về. Trên nhiều đường phố, nhà sách rất đông trẻ em đến hỏi sách và theo dõi bảng hiệu điện tử thông báo từng giờ, từng phút đến ngày phát hành. Theo tôi có ít nhất bốn yếu tố tạo nên sức hấp dẫn: Số phận éo le của nhân vật chính - Sức tưởng tượng kỳ diệu phong phú của tác giả - Ngôn ngữ tâm lý lẫn bối cảnh học đường gần gũi với trẻ em - Giàu kịch tính. Nhưng Harry Potter không phải không có nhược điểm. Ở một vài chỗ, tác giả có vẻ sẵn sàng hy sinh yếu tố giáo dục cho thủ pháp gây sốc, do vậy nhiều lúc làm tổn thương tâm hồn non nớt của các em. Bố cục ở tập 4 và 5 không cân đối, phần dẫn chuyện hơi dông dài. Tôi đã đọc 5 tập Harry Potter, thấy tập 2 Harry Potter và phòng chứa bí mật là tập hoàn chỉnh nhất.
* Anh Nguyễn Nhật Ánh này, anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng cuốn Chuyện xứ LangBiang là một "Harry Potter của VN, và anh cũng là một "tay phù thủy" lắm tài nhiều phép? Các anh có nghĩ rằng những cuốn sách hay có thể là động lực cho việc ra đời những tác phẩm của mình?
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: "Trong lĩnh vực sáng tác, những gợi ý như Harry Potter là rất cần thiết, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta còn tiếp xúc và giao lưu quá ít với bên ngoài nên không biết được tiềm năng sáng tạo và khả năng cống hiến của mình tới đâu".
- Nguyễn Nhật Ánh: Harry Potter không chỉ tạo cảm hứng, còn là một gợi ý cho tôi. Cùng với các tác phẩm khác như Chúa tể những chiếc nhẫn, Người hóa thú, Sabrina - cô phù thủy nhỏ, Harry Potter đã đánh thức trong tôi ước muốn sáng tác một bộ sách thể loại như thế cho trẻ em VN. Ở đây Harry Potter vừa là gợi ý, vừa là thách thức. Nó đánh thức khát vọng sáng tạo, đồng thời đánh thức cả tự ái dân tộc, tự ái nghề nghiệp. Cũng giống như bộ Kính vạn hoa chính là gợi ý từ bộ Tứ quái TKKG của nhà văn Đức Stefan Wolf. Trước đó không nhà văn VN nào nghĩ tới việc viết truyện liên hoàn nhiều tập. Nhưng khi bộ Tứ quái TKKG ra đời, nhiều nhà văn VN tin rằng mình thừa sức viết như Wolf. Trên thực tế, Nguyễn Mạnh Tuấn đã viết Thanh tra Ca-ta-nhí, Bùi Chí Vinh viết Năm Sàigòn và Võ Phi Hùng viết Sống sót vỉa hè.
- Bùi Chí Vinh: Tôi vẫn đánh giá cao bộ Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh trong những cuốn viết cho thiếu nhi mặc dù như chính anh Ánh nói, được gợi ý từ bộ Tứ quái TKKG. Bởi sự thật có những tác phẩm gây sốc ở nước ngoài nhưng trong nước lại là chuyện khác. Như Harry Potter nếu so sánh số lượng phát hành ở trong nước với số lượng sách của Nguyễn Nhật Ánh thì đâu có cao? Nhưng việc được tiếp "năng lượng" từ nó là điều có thể.
* Từ sự kiện văn học Harry Potter "gây sốc" toàn thế giới, các anh nghĩ thế nào về "cái thiếu" hay sự thật về tình trạng "thiếu vắng" những trang viết hay cho các em hôm nay?
- Nguyễn Quang Thiều: Harry Potter giúp tôi nhìn lại văn chương hiện tại của chúng ta hiện nay: vẫn nhàm chán, giẫm chân trong tình trạng đợi chờ và buồn tẻ. Chúng ta chưa có thật nhiều những tác phẩm xuất sắc viết cho thiếu nhi, mà đa phần là những cuốn sách thiếu sức bay bổng cho chính đối tượng cần sự bay bổng gợi mở, khát vọng và sức
|
- Lưu Sơn Minh: Tôi tâm phục khẩu phục bà Rowling khi từ tên nhân vật, tình huống câu chuyện đều phát triển rất logic thậm chí gửi gắm, ám chỉ một sự kiện nào đó. Rất nhiều điển tích lấy từ thần thoại Hy Lạp và những câu chuyện cổ phương Tây đan lồng vào nhau. Sự hiểu biết trên nhiều phương diện giúp cuốn sách dù là mô tả thế giới phù thủy, huyền bí, phiêu lưu bao nhiêu cũng bắt đầu từ những yêu cầu bay bổng cần có từ thực tế cuộc sống.
Đông Dương (thực hiện)
Bình luận (0)