Dân phượt đúng nghĩa đến mỗi địa phương họ thường chiêm ngưỡng cảnh vật, thưởng thức sản vật đặc trưng của vùng đó, kết bạn với người dân địa phương để hiểu biết phong tục tập quán. Và chắc chắn một điều rằng, không ai đi phượt mà quên đem theo một chiếc máy ảnh để ghi lại những chuyến đi của mình.
Theo chân một đoàn phượt đi từ TP.HCM đến cực Nam của đất nước trong dịp tết Dương lịch vừa rồi, tôi được cảm nhận một sức trẻ và niềm yêu thích khám phá của giới trẻ Việt Nam. Trong đoàn đa phần là các bạn đến từ Hà Nội, có bạn làm ở NGO (tổ chức phi chính phủ), có bạn mới đi du học về, thậm chí có bạn còn là cán bộ phường… và đều có chung sở thích muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước, con người miền Tây. Đoàn bắt đầu hành trình dài gần 1000 cây số cả đi lẫn về để thử cảm giác đi phà, thăm các ngôi chùa cổ kính như Vĩnh Tràng, Srolon…, đi chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Châu Đốc, ngửi không khí trong lành giữa những cánh đồng lúa bát ngát ở Sóc Trăng, Trà Vinh…
Để hoàn thành chuyến đi phượt, ngoài quần áo dài ngày để thay thì bên cạnh đó còn có những vật dụng cần thiết như thuốc men, mũ áo ủng đi mưa, dụng cụ sửa xe, đồ bảo hộ… Đặc biệt, ai cũng sở hữu một chiếc máy ảnh. Máy ảnh cho dân phượt cũng rất đa dạng, có người thích máy DSLR, có người thích máy compact, có người lại thích chụp bằng smartphone…
|
Trong đoàn, có một mình tôi là… lần đầu đi phượt nhưng đã liều mình tham gia hành trình cả 1.000 cây số này. Cũng như mọi người, tôi cũng đem theo một chiếc máy ảnh mới “đập hộp” mượn từ một anh bạn ở công ty Samsung. Đây là một chiếc máy ảnh mà tôi rất thích vì ngoài khả năng chụp lại những hình ảnh đẹp như một chiếc DSLR, nó còn có thể “check in” để chia sẻ liền hành trình phượt thông qua Facebook, xem bản đồ bằng Google Maps như một thiết bị GPS chuyên nghiệp của dân phượt… nhờ hệ điều hành AndroidTM Jelly Bean.
Trong suốt hành trình đó, tôi đã thử đủ qua các loại ảnh đặc trưng của mỗi vùng miền như chụp đời thường trên chợ nổi, chụp hoàng hôn trên sông, chụp tĩnh vật, phong cảnh tại những địa điểm tham quan trên đường đi từ Tiền Giang, Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau…
|
Tạm thời chưa nhắc đến sự tiện lợi của một chiếc máy ảnh dùng hệ điều hành Android, tôi chỉ tập trung vào khả năng chụp ảnh của Galaxy Camera. Tôi quyết tâm đem Galaxy Camera trong chuyến đi này là vì máy được trang bị ống kính rộng đến 23mm giúp chụp ảnh phong cảnh rất tốt, zoom quang 21X (23-483mm) cùng độ mở cực đại F2.8 giúp chụp những hình ảnh từ rất xa mà rất sắc nét (chụp cò trong rừng Nam Cát Tiên thì tuyệt vời). Ảnh chụp lại có chất lượng cao đến 16 Mpx.
|
Đặc biệt, với những ảnh khó như ảnh hoàng hôn, thác nước, pháo hoa hay phơi sáng, chiếc Galaxy Camera này có thể chụp với chất lượng không thua kém gì các máy cơ DSLR trong đoàn. Chọn những bức đẹp nhất chụp được, tôi chia sẻ ngay trên Facebook và kết bạn với tất cả các bạn trong đoàn để họ có thể xem lại hành trình của mình. Bạn bè của tôi ở TP.HCM cũng rất hào hứng theo dõi hành trình của đoàn từng ngày và tư vấn cho tôi những điểm nên đến, những món ăn đặc trưng nhất định phải thử, như cá leo cây (cá thò lò) ở Cà Mau, chuột dừa ở Bến Tre… chẳng hạn.
Tôi nghiệm ra một điều, đi phượt thì việc chuẩn bị đồ dùng thật kỹ trước khi đi là điều quan trọng. Nhưng quan trọng hơn là phải có máy ảnh tốt, bắt được mọi khoảnh khắc đẹp trên đường và dĩ nhiên phải chia sẻ được ngay.
|
|
|
Mặc dù 5 ngày đi phượt không là nhiều để cả đoàn khám phá toàn bộ miền Tây, nhưng qua hành trình đó, những bạn bè đến từ miền Bắc cũng đã có những trải nghiệm về cuộc sống nơi miền sông nước. Mỗi người chọn cách chia sẻ lại các chuyến phượt của mình bằng một cách khác nhau. Có người về viết blog, viết sách miêu tả lại hành trình, có người tải ảnh sau chuyến đi lên Facebook, SNS, nhưng riêng tôi đã có một câu chuyện dài ngày về một vùng miền Tây sông nước trực tiếp trên Facebook bằng Samsung Galaxy Camera trong những ngày trước đó rồi.
|
|
Phạm Đạt
Bình luận (0)