Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM, có khoảng 100.000 học sinh từ mầm non cho đến THPT còn đang ở các địa phương khác |
Đ.N.T |
Tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (5.10) còn nêu thực trạng một số lĩnh vực sẽ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai vì thí sinh tập trung vào các ngành "nóng" trong khi nhóm ngành khác có quá ít người nộp hồ sơ. Câu chuyện xúc động về giáo viên gieo chữ cho học sinh ở vùng núi heo hút.
0:00 |
Sở GTVT nhận gần 7.000 đơn đề nghị ra vào TP.HCM đón người thân |
Để trở lại TP.HCM, cần điều kiện gì?
Theo thống kê của Sở GD- ĐT TP.HCM, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm học mới đã bắt đầu được một tháng nhưng còn khoảng 100.000 học sinh từ mầm non cho đến THPT còn đang ở các địa phương khác, trong đó nhiều nhất là bậc tiểu học, với gần 35.000 học sinh.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM hướng dẫn công tác tổ chức giao thông trên địa bàn TP.HCM và một số trường hợp cần thiết giữa TP.HCM với các tỉnh, thành phố khác, từ ngày 1.10. Theo đó, các trường học đã hướng dẫn phụ huynh những thông tin cần thiết trong trường hợp muốn đưa đón con trở lại TP.HCM hoặc ngược lại.
Là một trong những địa phương có nhiều dân nhập cư, ông Ngô Văn Tuyên, Trưởng phòng Giáo dục Q.Bình Tân, cho hay UBND quận đã ban hành hướng dẫn chung về việc di chuyển theo quy định của Sở Giao thông vận tải.
Theo đó, phụ huynh có thể gửi đề nghị theo mẫu gửi đến địa chỉ sgtvt@tphcm.gov.vn nêu hoàn cảnh, thời gian, phương tiện, số lượng người kèm bản chụp giấy tờ tùy thân, giấy tờ liên quan và chứng minh.
Thông tin cụ thể hơn về những quy định được phép đưa con trở lại TP.HCM học tập sẽ có trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai (5.10).
Học sinh quan tâm đặt câu hỏi về ngành nghề trong chương trình Tư vấn mùa thi |
Đ.n.t |
Nhiều ngành trước nguy cơ khủng hoảng thiếu nhân lực
Năm nay xu hướng thí sinh vẫn tiếp tục tập trung vào nhóm ngành y dược, kinh tế, công nghệ thông tin và các ngành về ngôn ngữ, truyền thông... Trong khi đó nhóm ngành về nông lâm nghiệp, địa chất, khí hậu, môi trường có quá ít thí sinh nộp hồ sơ khiến cho các chuyên gia lo lắng một số lĩnh vực sẽ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.
Từ năm 2020, thống kê của Bộ GD-ĐT đã cho thấy 5 nhóm ngành có tỷ lệ nhập học thấp nhất, chỉ từ 41-65%, trong đó có khoa học tự nhiên, nông lâm nghiệp và thuỷ sản, khoa học sự sống, môi trường và bảo vệ môi trường.
Tình trạng này dẫn đến nguy cơ thiếu hụt nhân lực cho các ngành thế nào? Giải quyết vấn đề này ra sao?... Bài ghi nhận và phân tích trong tin tức giáo dục đặc biệt trên báo in Thanh Niên ngày mai giúp người đọc có câu trả lời.
Bình luận